Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chó bị ghẻ là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại ký sinh trùng, hay còn gọi là cái ghẻ. Chúng tấn công lớp thượng bì, đào hang làm tổ khiến vật chủ bị nhiễm ngứa ngáy khó chịu, để nặng có thể nhiễm trùng.
- Là loại bệnh ghẻ phổ biến nhất ở chó do loài ký sinh Sarcoptes scabiei canis gây ra. Chúng đảo rãnh dưới lớp biểu bì lấy dịch lâm ba, dịch tế bào làm dưỡng chất nuôi cơ thể và tiết ra enzim proteases khiến tầng sừng suy yếu để có thể di chuyển dễ dàng hơn. Chu kỳ sống của loài này là từ 15- 20 ngày.
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei canis
- Ghẻ Sarcoptes không gây nguy hiểm nhiều cho chó nhưng lại dễ lây nhiễm sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Biểu hiện:
+ Sarcoptes thường ký sinh quanh vùng bụng, nách, bẹn, gốc tai, xung quanh bầu vú. Trên bề mặt da có dịch rỉ viêm, sau khi khô lại sẽ thành những lớp vảy chứa mủ đặc.
+ Chó ngứa ngáy khó chịu, gãi bằng chân hoặc cắn, gặm bằng răng khiến các mụn mủ vỡ ra. Đối với trường hợp bệnh nặng, trên cơ thể chó xuất hiện những vòng trăng, bong vẩy rụng lông do nhiễm trùng thứ phát bởi nấm và vi khuẩn.
+ Chó chán ăn, bỏ ăn, ngủ vì ngứa khiến cho giảm cân nhanh chóng
- Do ký sinh trùng Demodex Canis gây ra. Với cấu tạo cơ thể khá đặc biệt, hình mũi nhọn giúp chúng có thể dễ dàng đào sâu trên da để làm tổ, ký sinh trong nang lông và tuyến bã nhờn, hút chất dinh dưỡng, dịch nhờn của bao lông.
Ký sinh trùng Demodex Canis
- Đây là một loại ghẻ khó chữa, vòng đời của Demodex là 20- 35 ngày.
- Biểu hiện:
+ Lông chó rụng dần, không đều tạo thành những mảng da có lông dày mỏng khác nhau. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm, ngứa hay kích ứng nghiêm trọng và có thể tự khỏi.
+ Khoảng 90% chó bị ghẻ cục bộ có thể tự hết sau 1- 2 tháng còn nếu nặng hơn, chó bị ngứa, có thể cắn xé chính mình, chuyển thành ghẻ diện rộng (thường do di truyền từ bố hoặc mẹ).
Chó bệnh có mùi hôi, da nhăn nheo, bị viêm, có mủ, dịch huyết tương chảy ra không đông lại.
+ Loại ghẻ này không thể lây lan sang người cũng ít lây nhiễm cùng loài.
Chó bị bệnh ghẻ máu Demodex
- Ngứa: Đây là biểu hiện phổ biến dễ nhận biết nhất. Chó dùng chân gãi nhiều hay cọ, chà xát vào tường hoặc lăn lộn trên mặt đất mà không phải côn trùng đốt (côn trùng đốt thì có vết đỏ và ngứa nhưng trong vài giờ tới 1 ngày là hết).
- Rụng Lông: Lông chó rụng thành từng mảng tạo thành những vùng trụi lông nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu ghẻ.
- Vảy Gàu: Trên lông và da sau khi lông rụng đi xuất hiện nhiều vảy gàu, dần khô lại và bong tróc.
- Nốt Đỏ Ghẻ: Trên da chó xuất hiện những nốt đỏ li ti quanh khu vực lông rụng, không đỏ tấy, chỉ nổi lên một chút (chú ý kết hợp dấu hiệu để không nhầm sang bệnh sài sốt- care).
- Da: Da dày dần lên, sừng hóa, có thể chảy máu do gãi nhiều hoặc bị đỏ lên.
- Vị trí bị ghẻ: Các vùng da mỏng như khuỷu chân, dưới bụng, sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi....
Lưu ý các dấu hiệu sai tránh nhầm lẫn bệnh khác
- Khuỷu chân chó hay bị chai do nằm trên sàn cứng hoặc chống chân nhiều cũng có thể làm vùng da này bị dày lên.
- Nốt đỏ dưới bụng cần phân biệt với bệnh care. Chó bị bệnh care sẽ sốt cao, nốt đỏ dày rộng, tiêu chảy.
- Da bị đỏ cũng là dấu hiệu bị nấm, bệnh này khó phân biệt nên có sự trợ giúp của bác sĩ thú y.
Chó bị rụng lông, có những nốt đỏ trên da
Ghẻ là một bệnh khá dễ chữa, đặc biệt là ghẻ Sarcoptes. Dưới đây là một vài phương pháp được dùng trong dân gian:
- Nước điếu thuốc lào: Tẩm nước điếu vào bông hoặc chổi sạch, bôi lên vùng da nhiễm bệnh. Một ngày làm 1 lần, kéo dài liên tục trong 3 ngày.
- Tinh dầu Bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tính sát khuẩn, làm mát cho da. Cũng như với nước điếu, bạn cũng bôi chúng vào vùng lông rụng, ngày làm 3 lần, duy trì đều đặn trong một tháng.
Với những vùng ghẻ gần mắt hay bộ phận sinh dục của chó, bạn nên thận trọng, tránh để tinh dầu bay vào cũng như hạn chế liều lượng sử dụng.
- Lá đào: Đun sôi lá đào với nước, thêm muối, tắm cho chó trong 3- 4 tuần liên tục, cách ngày tắm một lần. Bạn cũng có thể trực tiếp dùng lá đào tươi xát vào vùng bị ghẻ.
Lá đào giúp trị bệnh ghẻ hiệu quả
- Lá xà cừ: Cũng giống như lá đào, lá xà cừ có tính sát khuẩn và vị chát, được đun sôi đậm đặc để tắm cho chó, giúp chó bớt ghẻ, đỡ ngứa, ít rụng lông.
- Củ riềng: Giã riềng lấy nước, bôi lên vùng da bị ghẻ.
- Lá chè tươi, đinh lăng: Đun sôi lá chè tươi hoặc đinh lăng đậm đặc để tắm cho chó.
- Sử dụng thuốc bôi và tiêm: Đối với thuốc tiêm, chó sẽ dễ mắc thêm bệnh gan. Hơn nữa, chó có thể bị chấn động về thần kinh, bị trầm cảm, lừ đừ,…
- Với ghẻ Demodex, các biện pháp trên hầu như ít mang lại hiệu quả. Cách duy nhất là tiêm vacxin từ khi chó còn nhỏ.
Mytecyn- Thuốc trị ghẻ cho chó
- Sử dụng xà phòng chuyên dụng để tắm cho chó chứ không được dùng xà phòng bình thường vì tính axit của nó khá cao, gây nguy hiểm cho da chó.
- Dọn dẹp, sát khuẩn nơi chó ở, chó đi chơi, vệ sinh theo định kỳ để đảm bảo sạch sẽ.
- Dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm cho chó. Lưu ý không tắm nhiều sẽ gây khô da, lông.
- Cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng. Đặc biệt, kích thích lông mọc nhanh hơn khi chó bị bệnh.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó khi còn nhỏ hoặc sau khi nhận nuôi nếu trước đó chúng chưa được tiêm. Vacxin sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm ghẻ Demodex và đây gần như là phương pháp duy nhất để xử lý bệnh này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách điều trị, phòng ngừa bệnh ghẻ cho chó. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi nuôi dạy chó cưng.
=>XEM THÊM : Cách điều trị bệnh ve chó
Bình luận, Hỏi đáp