Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh CRD ở gà hay còn gọi là bênh hô hấp mạn tính trên gà do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây khó thở, thở khò khè (giống như người bị hen nên thường gọi là bệnh hen gà). Bệnh làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh kế phát.
CRD là gì? CRD là tên viết tắt Chonic Respiratory Disease đây là bệnh hen ở gà, mặc dù không gây nguy hiểm như bệnh Marek, nhưng chúng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của đàn gà, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus khác xâm nhập.
Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Chúng tồn tại trong cơ thể và gây bệnh trên gà khi có các tác nhân stress như việc thay đổi thời tiết đột ngột, sức đề kháng kém. Mycoplasma gallisepticum chỉ sống được từ 1 đến 3 ngày khi ra khỏi cơ thể, trong dịch nhầy chúng có thể tồn tại từ 4 - 5 ngày, trong lòng trắng trứng có thể đến 18 ngày.
Vi khuẩn Mycoplasma có kích thước rất bé
Bệnh hen ở gà xảy ra chủ yếu ở gà 2 - 12 tuần tuổi và những con gà mái chuẩn bị đẻ, bệnh bùng phát mạnh mẽ vào vị đông xuân khi mà độ ẩm không khí tăng cao. Các loại gia cầm có khả năng mắc bệnh như vịt, ngan, ngỗng, chim, gà,...
Gà mắc bệnh tỷ lệ chết thấp nhưng gà chậm lớn, giảm khối lượng, khi khỏi bệnh con vật cũng không thể phục hồi thể trạng như ban đầu. Gà đẻ mắc bệnh sản lượng trứng giảm từ 10 - 40%.
Bệnh CRD trên gà với các triệu chứng: gà bị hen, khó thở, mặt sưng, mắt nhắm nghiền
Các bệnh tích khi mổ khám gà mắc CRD tập trung chủ yếu ở đường hô hấp.
Khí quản chứa dịch nhầy khi mổ
Casein (kén) trong lòng khí quản
Quan sát thấy Casein trong lòng phế quản
Bệnh CRD trên gà có túi khí mờ đục
Túi khi mờ đục có bọt khí
>>> THAM KHẢO NGAY: bệnh ib trên gà
Chẩn đoán lâm sàng chỉ dựa vào các triệu chứng bệnh tích với ưu điểm đơn giản nhưng không chính xác vì có nhiều bệnh đường hô hấp khác cũng có triệu chứng, bệnh tích tương đương với bệnh CRD ở gà.
Chẩn đoán phi lâm sàng: Sử dụng phương pháp PCR xác định DNA, RNA của mầm bệnh để khẳng định sự có mặt của mầm bênh. Hiện nay, kỹ thuật POCKIT iiPCR cho phép rút ngắn thời gian xét nghiệm từ vài ngày xuống chỉ còn chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Với sự tiến bộ của kỹ thuật POCKIT iiPCR cho phép xét nghiệm bệnh nhanh, máy móc gọn gàng, không cần đầu tư phòng thí nghiệm đắt tiền. Phù hợp với các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi muốn kiểm soát dịch bệnh trong trang trại của mình.
Hệ thống POCKIT iiPCR cho phép chẩn đoán nhanh bệnh trên gia cầm ngay tại trại nuôi
=> Xem chi tiết về hệ thống POCKIT iiPCR => TẠI ĐÂY
Phòng bệnh CRD ở gà bằng việc xây dựng hàng rào an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đàn gà cùng vào cùng ra cực kỳ quan trọng trong công tác phòng bệnh.
Chuồng gà phải ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, mật độ nuôi phù hợp với lứa tuổi kích thước của con gà. Sử dụng men rắc chuồng cùng với chất độn chuồng sạch để hạn chế khí độc thải ra từ sự phân hủy của phân gà.
Hiện nay có nhiều loại vaccine phòng bệnh CRD trên gà cho hiệu quả tốt, sử dụng vaccine phòng bệnh là phương pháp rẻ tiền, hiệu quả nhất hiện nay.
Tùy thuộc từng vaccine sẽ có cách sử dụng (tiêm, uống, nhỏ mắt,…) khác nhau cũng như thời gian nhắc lại khác nhau. Mỗi loại vaccine nhà sản xuất đều khuyến cao chi tiết cách sử dụng, độ tuổi gà cần sử dụng.
Tiêm phòng vaccine cho gà (hình ảnh minh họa)
Cần chẩn đoán chính xác gà bị mắc kế phát, bội nhiễm hay không để đưa ra phác đồ thích hợp.
=> Ví dụ, trường hợp gà mắc bệnh CRD ghép với Gumboro, Newcastle cần điều trị bệnh Gumboro, Newcastle trước khi điều trị bệnh CRD.
Trường hợp gà mắc bệnh CRD cần xử lý:
=>> XEM THÊM:
Tìm kiếm liên quan:
- bệnh ort ở gà
- bệnh ecoli trên gà
- bệnh coryza
Bình luận, Hỏi đáp