Bệnh cúm gia cầm (Avian influenza) phòng trị sao cho hiệu quả?

  • 28/05/2019
  • Thời gian đăng: 10:38:18
  • 0 bình luận

Bệnh cúm gia cầm (AI) hay còn gọi là bệnh cúm gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A. Virus gây bệnh cho các loài gia cầm, chim hoang dã, động vật có vú trên khắp thế giới, bệnh có thể lây sang người.

Lịch sử bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm xuất hiện đã từ rất lâu:

  • Năm 412 TCN, Hyppocrates có mô tả về bệnh cúm.
  • Năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch cúm.

  • AI được Perroncito (Italy) mô tả lần đầu tiên vào năm 1878 với tên lúc đầu là dịch tả gà. Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã xác định được căn nguyên siêu nhỏ gây bệnh, nhưng mãi tới năm 1955 virus gây bệnh mới được xác định là virus cúm tupe A (H7N1 và H7N7).

  • Năm 1959, chủng virus H5N1 được phát hiện đầu tiên trên gà tại Scotland.
  • Tại Việt Nam:

     + Từ 12/2003 – 30/03/2004: Dịch nổ ra tại 57 trên 64 tỉnh thành, tiêu hủy 43,9 triệu con, 3 người tử vong.

     + Từ 04/2004 – 12/2007: Dịch tiếp tục xuất hiện, 6 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy.

     + Từ năm 2008 đến năm 2011, dịch tiếp tục xảy ra lẻ tẻ.

     + Từ năm 2014 đến nay xuất hiện nhiều ổ dịch, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Đặc điểm dịch tễ học

  • Virus cúm gia cầm là ARN virus có vỏ bọc, thuộc type A, họ Orthomyxoviridae, có hình dạng cầu hoặc xoắn, đường kính trung bình của hạt virus từ 80 - 120nm.
  • Virus có 2 kháng nguyên chính là hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA).
  • Nhân RNA có chứa 8 đoạn mã hóa cho 10 protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2, PA, NS1 và NS2.
  • Phân loại serotype virus cúm chủ yếu dựa vào các phản ứng huyết thanh học của các protein gồm 3 loại: A, B, C.
  • Riêng virus cúm type A còn phân suptype dựa vào HA (gồm 18 loại) và NA (gồm 11 loại). Virus cúm A thường đột biến gen tạo ra suptype mới.

Dịch cúm gà do virus gây ra (hình ảnh minh họa)

Dịch cúm gà do virus gây ra (hình ảnh minh họa)

==>>> Xem ngay ==> Đặc điểm dịch tễ học của bệnh CRD ở gà

Virus cúm gia cầm được chia thành 4 nhóm căn cứ vào tỷ lệ chết, triệu chứng, bệnh tích:

  • Virus có độc lực cao: Tỷ lệ gây chết cao, gia cầm mắc bệnh có triệu chứng thần kinh, bệnh tích thể hiện ở hầu hết các cơ quan. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
  • Virus độc lực vừa: tỷ lệ chết từ 5-97%, bệnh tích đặc trưng thường gặp ở đường hô hấp, sinh sản, tiêu hóa, …
  • Virus có độc lực thấp: Tỷ lệ chết thấp (<5%), có triệu chứng nhẹ trên đường hô hấp, đối với gà đẻ mắc bệnh bị giảm tỷ lệ đẻ.
  • Virus không có độc lực: Gồm các chủng virus không gây triệu chứng bệnh cúm và không gây chết.

Sức đề kháng của virus cúm gia cầm:

  • Vì có vỏ bọc lipid nên virus cúm dễ bị bất hoạt bởi các chất như fomaldehyde, acid loãng, NaOH 2%, …
  • Virus không bền với nhiệt độ, ở 56-60oC virus bị mất độc tính trong vài phút. 100oC virus bị chết ngay. Virus trong nước niệu phôi gà tồn tại được vài tuần ở 4oC, ở -70oC có thể bảo quản virus lâu dài.
  • Ngoài tự nhiện, virus có thể sống 105 ngày (mùa đông) trong dịch tiết động vật, trong phân: 10-15 ngày ở 4oC và 7 ngày ở 20o Virus tồn tại 23 ngày trong thịt bảo quản lạnh.

Mọi loại gia cầm, chim hoang dã, động vật có vú đều có thể mang virus. Vậy có thể đặt ra câu hỏi: bệnh cúm gia cầm có lây sang người không? Câu trả lời là có: virus H5N1 gây chết cho nhiều loài như chim, thủy cầm, hổ, chó, mèo và người.

Bệnh xảy ra trên gia cầm ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết phụ thuộc vào giống mắc, lứa tuổi mắc và độc lực của virus. Gà mắc phải virus có độc lực cao có thể chết 100% đàn, ví dụ như đợt dịch năm 2018 do chủng virus cúm gia cầm H5N6 gây ra.

Sau khi vào cơ thể gia cầm, virus nhân lên trong đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Virus cúm truyền lây qua tiếp xúc, thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi,…Chim di trú mang virus nhưng không mắc bệnh, trở thành tác nhân gieo rắc bệnh cúm gà qua các năm.

Cơ chế xâm nhiễm của virus gây bệnh cúm gia cầm

Cơ chế xâm nhiễm của virus cúm gà

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, triệu chứng cúm ở gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độc lực virus, độ tuổi của gà, mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, sự bội nhiễm kế phát của các mầm bệnh khác.

Tại các ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao quan sát thấy:

  • Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% chỉ trong vài ngày.
  • Bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy nhược, xù lông xã cánh.
  • Vẩy mỏ, khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, sổ mũi.
  • Mào tích xanh tím, da chân xuất huyết.
  • Có triệu chứng thần kinh đi không vững, run rẩy, tiêu chảy (phân loãng trắng hoặc xanh trắng)
  • Vịt và thủy cầm khác bị nhiễm virus ít có biểu hiện triệu chứng nên rất dễ trở thành nguồn mang trùng.

Gà mắc cúm gia cầm biểu hiện mào, yếm tím bầm

Gà mắc cúm gia cầm biểu hiện mào, yếm tím bầm

Da chân xuất huyết (triệu chứng cúm gia cầm thường gặp)

Da chân xuất huyết (triệu chứng cúm gà thường gặp)

Gà xù lông, sã cánh, chết đột ngột khi bị bệnh cúm gia cầm

Gà xù lông, sã cánh, chết đột ngột

Mào yếm của gà tụ máu, tím bầm, sưng dày khi bị dịch cúm gia cầm

Mào yếm của gà tụ máu, tím bầm, sưng dày

Bệnh tích cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng virus có khả năng truyền lây bệnh cho người) thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh. Khi thấy các triệu chứng bệnh giống với bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao cần báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để có phương hướng xử lý tốt nhất. Trường hợp giết mổ phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và tiến hành mổ khám trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn.

Trường hợp bệnh gây ra bởi virus có độc lực thấp, bệnh tích nhẹ ở đường hô hấp có bệnh tích viêm xoang cata, đôi khi có dịch rỉ viêm, hoặc keo nhày có sợi huyết hoặc mủ.

  • Có trường hợp phù khí quản do dịch thẩm xuất.
  • Viêm xoang bụng.
  • Viêm ruột cata hoặc có sợi huyết.
  • Buồng trứng bị viêm xuất huyết, trứng non dập vỡ, ống dẫn trứng viêm có dịch thẩm xuất.

Bệnh cúm gà gây ra bởi các chủng virus độc lực cao có biểu hiện:

  • Mũi bị viêm.
  • Mào yếm tím tái, sưng dày lên, xuất huyết điểm và hoại tử. Khi cắt đôi mào yếm thấy có màu vàng ánh như gelatin.
  • Mí mắt và mắt phù nề, đầu sưng to.
  • Xuất huyết dưới da chân, da đùi, da lưng.
  • Xác gà béo nhưng thịt thâm, khô có xuất huyết lấm tấm.
  • Xuất huyết hoại tử ở gan, lách và thận.
  • Dạ dày tuyến, van hồi manh tràng, niêm mạc, hậu môn bị viêm xuất huyết rất nặng (nhưng dạ dày tuyến không xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến như bệnh Newcastle).
  • Tụy xuất huyết, teo dễ vỡ nát.
  • Viêm dính phúc mạc và túi khí.
  • Xuất vùng cơ đùi, lườn, ngực.
  • Xuất huyết mỡ bụng, mỡ vành tim, màng treo ruột.
  • Xuất huyết niêm mạc khí quản và trong lòng khí quản chứa dịch nhầy.

Xuất huyết thanh quản, khí quản khi bị dịch cúm gia cầm

Xuất huyết thanh quản, khí quản khi bị dịch cúm gia cầm

Xuất huyết mỡ bụng và xuất huyết ruột khi bị bệnh cúm gia cầm

Xuất huyết mỡ bụng và xuất huyết ruột

Bệnh cúm gà gây xuất huyết khí quản 

Bệnh cúm gà gây xuất huyết khí quản

 Xuất huyết mỡ vành tim, xuất huyết cơ tim khi bị bệnh cúm gia cầm

 Xuất huyết mỡ vành tim, xuất huyết cơ tim

Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

Chẩn đoán lâm sàng thường khó phân biệt giữa dịch cúm gia cầm với các bệnh khác, đặc biệt là bệnh Newcastle. Triệu chứng điển hình của cúm gia cầm là xuất huyết da chân, tuy nhiên không phải mọi trường hợp cúm đều xuất hiện hiện tượng này.

Chẩn đoán phi lâm sàng sử dụng phương pháp ii-PCR xác định sự có mặt của virus trong bệnh phẩm, có thể chẩn đoán phân biệt chính xác và nhanh chóng. Bệnh phẩm cần lấy của bệnh cúm gia cầm bao gồm:

  • Dịch nhày ổ nhớp, họng, khí quản: Dùng tăm bông ngoáy vào mũi, họng, lỗ huyệt rồi cho vào ống nghiệm tiệt trùng có sẵn 1 - 2 ml dung dịch bảo quản cùng kháng sinh liều cao loại tạp khuẩn.
  • Nội tạng: Gan, lách, phổi.
  • Phân, chất chứa đường ruột.

Tham khảo ngay hệ thống Pockit ii-PCR chuyên dùng trong phòng lab thú y, trang trại nuôi gia cầm, gia súc. Chi tiết sản phẩm => TẠI ĐÂY

xét nghiệm bệnh thú y

 

Hướng dẫn phòng chống dịch cúm gia cầm

  • Vệ sinh tiêu độc thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển và người chăn nuôi.
  • Sử dụng các biện pháp ngăn chim hoang dã không đến gần với trang trại nuôi gia cầm. Trong trang trại không nuôi ghép gà với vịt, ngan, ngỗng để hạn chế các loài trung gian truyền bệnh.

Khi có dịch cúm gia cầm:

  • Báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương để xử lý kịp thời
  • Trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao phải tiêu hủy gia cầm ốm chết đúng kỹ thuật, phun thuốc tiêu độc khử trùng, mang dụng cụ bảo hộ.

Tiêm vaccine:

Hiện đang sử dụng 3 loại vaccine cúm gia cầm:

  • Vaccine vô hoạt đồng chủng: chế từ chủng virus giống chủng ở địa phương.
  • Vaccine vô hoạt dị chủng: chỉ có kháng nguyên H giống chủng địa phương..
  • Vaccine tái tổ hợp: chế từ virus đậu gà gắn kháng nguyên H của virus cúm gia cầm.

Tiêm phòng vaccine cho gà (hình ảnh minh họa)

Tiêm phòng vaccine cho gà (hình ảnh minh họa)

Điều trị cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao thuộc danh mục bệnh cấm giết mổ, chữa bệnh. Gia cầm mắc bệnh phải được tiêu hủy theo dưới sự giám sát của cơ quan thú y địa phương.

HappyVet chuyên cung cấp các thiết bị chẩn đoán, xét nghiệm bệnh cúm gia cầm ngay tai trại nuôi. Chúng tôi hội tụ đội ngũ chuyên gia thú y kinh nghiệm lâu năm luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của người chăn nuôi thông qua số HOTLINE 0983 600 953.

Tìm kiếm liên quan:

- Cúm gia cầm h5n1

- Triệu chứng cúm h5n1 ở gà

- Dịch cúm gia cầm hiện nay

- Thuốc trị cúm gà

- bệnh cúm gia cầm h5n1

- vacxin cúm gia cầm

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm