Tổng quan về bệnh dịch tả lợn cổ điển (CSF - Classical swine fever)

  • 07/06/2019
  • Thời gian đăng: 15:42:43
  • 0 bình luận

Bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical swine fever) là một trong các bệnh đỏ trên lợn mà người chăn nuôi luôn quan tâm đặc biệt. Bệnh rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mặc dù đã có vaccine phòng bệnh từ lâu nhưng bệnh vẫn thường xuyên "bùng phát", tỷ lệ chết lên đến 90%, gây thiệt hại không hề nhỏ cho người chăn nuôi.

Tổng quan về bệnh CSF

Bệnh dịch tả lợn cổ điển có tên tiếng Anh là Classical swine fever - Đây là một trong những căn bệnh được đánh giá là gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Bệnh do virus RNA gây ra, chính phủ một số nước quản lý rất gắt gao, áp dụng các chính sách kiểm soát chặt chẽ, bao gồm những quy định về việc bắt buộc tiêm vaccine cho lợn, giết mổ và tiêu hủy những con bị nhiễm dịch tả lợn cổ điển.

Dịch tả lợn bùng phát rất nhanh chóng, rất khó kiểm soát, thời gian ủ bệnh từ 5 - 7 ngày, tỷ lệ chết từ 80 - 100% gây tổn thất lớn cho các hộ chăn nuôi.

Tác nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển

Bệnh tả lợn cổ điển được gây ra bởi một virus RNA, thuộc họ Flaviviridiae, chúng tồn tại ở ngoài môi trường, sống sót trong phân lợn được vài ngày và trong thịt đông lạnh đến vài tháng.

Bệnh dịch tả lợn cổ điển - Classical swine fever do virus gây ra 

Bệnh dịch tả lợn cổ điển - Classical swine fever do virus gây ra 

Virus gây bệnh là tác nhân gây rối loạn tiêu hóa qua cơ chế gián tiếp, suy giảm miễn dịch toàn thân và cả đường ruột, gây viêm và hoại tử các mảng payer’s dưới niêm mạc, từ đó vi khuẩn cơ hội dễ dàng xâm nhiễm gây rối loại chức năng ruột trong đó phổ biến nhất là họ vi khuẩn đường ruột.

Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh là do môi trường trại nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ để loại bỏ hoàn toàn những loại vi khuẩn, virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Tuy nhiên, virus gây bệnh trong trại nuôi có thể dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các loại thuốc sát trùng thông thường như nước vôi, xút,..

Đường lây truyền bệnh

Cũng giống với dịch tả lợn Châu Phi, bệnh dịch tả lợn cổ điển được xếp vào một trong những loại bệnh nguy hiểm, có cơ chế lây lan nhanh chóng qua nhiều đường truyền khác nhau.

  • Virus có thể lây qua đường thức ăn, qua đường hô hấp, qua các vết trầy xước trên da, qua tinh dịch của lợn bị nhiễm bệnh, qua đường phân, nước tiểu, nước bọt, máu, dịch tiết,..
  • Virus cũng có thể lây qua các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, hay do tiếp xúc với các động vật mang mầm bệnh khác như ruồi, muỗi,...

Triệu chứng lâm sàng

Các chủng virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển khác nhau về độc lực. Một số chủng có độc lực cao và gây bệnh thể quá cấp tính (diễn ra rất nhanh), trong khi có chủng độc lực thấp gây bệnh mạn tính (diễn biến kéo dài), số còn lại mang độc lực trung bình gây bệnh thể á cấp tính.

Dịch tả lợn cổ điển là bệnh nhiễm trùng huyết toàn thân với khả năng làm hư hại nội biểu mô mạch máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu nên hậu quả là gây ra tình trạng xuất huyết, huyết khối tắc mạch khắp cơ thể.

1. Thể cấp tính

  • Triệu chứng lâm sàng thấy rõ ở ca bệnh cấp tính như tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao (lên đến 100%), lợn sốt cao (41,5 - 42,5oC).
  • Triệu chứng thường xuất hiện sớm ở lợn choai: ủ rũ, mệt mỏi và bỏ ăn. Lợn con có hiện tượng hạ thân nhiệt, run rẩy và nằm chồng lên nhau, mắt có nhử (ghèn mắt).
  • Lợn mắc bệnh ban đầu có thể bị táo bón (khi bị sốt) sau đó chuyển thành tiêu chảy phân vàng - xám khi bị nặng hơn (vi khuẩn cơ hội tấn công vào thành ruột).
  • Lợn mắc bệnh đi lại khập khiễng - do thể trạng gầy yếu, nhiễm bệnh kế phát. Con vật bị liệt chân sau, đi lại lảo đảo, lười vận động. Tiêu chảy ngày một nặng hơn và một số nôn ra dịch vàng. Cơ thể tím tái, đầu tiên là tai và đuôi, tiếp theo là mõm, cổ chân, bụng và lưng. Lợn mắc dịch tả cổ điển thường chết nếu như không được can thiệp kịp thời, một số có hiện tượng co giật trước khi chết.

Bệnh tả lợn cổ điện có dấu hiệu tai tím tái

Bệnh tả lợn cổ điện có dấu hiệu tai tím tái

Khi bị dịch tả cổ điển lợn tiêu chảy kéo dài, lông xơ xác

Khi bị dịch tả cổ điển lợn tiêu chảy kéo dài, lông xơ xác

2. Thể mạn tính

  • Thể mạn tính biểu hiện chủ yếu: lợn tiêu chảy kéo dài kèm theo sốt, chậm lớn, đờ đẫn, tím tái và biến chứng khi bội nhiễm bệnh khác.
  • Virus có thể qua nhau thai và lây nhiễm cho lợn con. Lợn nái không được tiêm vaccine đầy đủ bị mắc bệnh hay lợn nái bị nhiễm virus độc lực thấp biểu hiện bình thường nhưng sẽ sinh ra lợn con bị run rẩy và chết. (Lưu ý: cũng có những nguyên nhân khác gây ra hiện tượng lợn con run rẩy).
  • Nếu virus nhiễm qua nhau thai trước khi hệ thống miễn dịch của lợn con hình thành, lợn con sẽ mắc hội chứng dung nạp miễn dịch, dù có sống sót nhưng sau đó thể trạng có thể yếu hơn và không bao giờ có miễn dịch chống lại virus dịch tả lợn cổ điển kể cả khi được tiêm vaccine.

Các chủng virus dịch tả lợn cổ điển độc lực thấp cũng có thể tồn tại và nhân lên trong cơ quan sinh sản của lợn đực giống mắc bệnh hay không được tiêm phòng đầy đủ. Bản thân virus trong các loại vaccine nhược độc cũ cũng được cho là có thể gây ra hiện tượng trên, dẫn đến phối không đậu hoặc sảy thai.

Bệnh tích

  • Xuất huyết lấm chấm trên khắp cơ thể, những mảng lớn hơn ở một số cơ quan như dưới da, phổi và hạch lympho, một số trường hợp hạch màu đỏ tươi và chứa đầy máu. Nguyên nhân do thoái hóa nội biểu mô mạch máu (chủ yếu là mao mạch ngoại vi).
  • Bề mặt thận thường được mô tả giống như trứng cuốc, bao phủ bởi những đốm xuất huyết có kích thước khác nhau.
  • Lá lách có hiện tượng nhồi huyết hình răng cưa do huyết khối tắc mạch xảy ra ở các mạch máu bị hư hại. Hiện tượng nhồi huyết, xuất huyết cũng xảy ra ở các cơ quan khác (ví dụ ở hạch amidan) nhưng khó thấy hơn.
  • Phổi có biểu hiện viêm nặng, xuất huyết và viêm màng phổi thường do nhiễm vi khuẩn thứ phát.
  • Dạ dày, ruột thường trống rỗng, chỉ có một chút chất chứa và xuất huyết niêm mạc. Trước đây mọi người thường cho rằng bệnh tích đặc trưng nhất là những vết loét hình cúc áo ở van hồi manh tràng nhưng hiện nay cũng có nhiều bệnh gây bệnh tích như vậy mà không phải là dịch tả lợn cổ điển.
  • Não và màng não viêm với đặc trưng không có mủ, tăng sinh các tế bào bạch cầu tại não. Các hạch lympho của cơ thể có hiện thượng xuất huyết được ví như quả dâu chín.
  • Loét cúc áo ở van hồi manh tràng

Mổ thấy loét cúc áo ở van hồi manh tràng khi bị bệnh dịch tả lợn cổ điển

Mổ thấy loét cúc áo ở van hồi manh tràng

Chẩn đoán bệnh dịch tả lợn cổ điển

Trong các đợt bùng phát dịch cấp tính hoặc á cấp tính, có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng điển hình và bệnh tích đặc trưng; tuy nhiên rất khó phân biệt với dịch tả lợn châu Phi và bệnh phó thương hàn trên lợn. Vi khuẩn Salmonella choleraesuis khi gây bệnh thường ghép với virus dịch tả lợn cổ điển. Khi lợn nhiễm virus dịch tả lợn cổ điển sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Salmonella có sẵn trong ruột lợn bội nhiễm gây bệnh cho lợn.

Đối với bệnh thể mạn tính, triệu chứng và bệnh tích ít có ý nghĩa chẩn đoán hơn. Khi nghi ngờ mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển cần làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng chỉ dựa vào triệu chứng, bệnh tích đại thể thu thập được sẽ không thể khẳng định được chắc chắn con vật mắc bệnh gì. Vì con vật có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc hoặc các bệnh khác nhau nhưng có triệu chứng, bệnh tích giống nhau.

Trường hợp lợn mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển có nhiều triệu chứng, bệnh tích giống với lợn mắc bệnh phó thương hàn, ASF (dịch tả lợn Châu Phi), PRRS (tai xanh)… Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác vật nuôi mắc bệnh gì cần sử dụng đến phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng.

Hiện nay có 2 phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng cho hiệu quả tối ưu: chẩn đoán bằng POCKIT iiPCRchẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệmMỗi phương pháp chẩn đoán đều ứng dụng trong trường hợp khác nhau:

1. Chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR

Phương pháp cho kết quả trong vòng 3 - 5 tiếng, giá thành rẻ, máy móc cất gọn trong vali nên có thể mang theo và chẩn đoán trực tiếp tại trang trại, chợ, …

  • Người sử dụng POCKIT iiPCR không cần đào tạo chuyên môn sâu hơn nữa máy có thể dùng pin hoặc điện lưới 220V.
  • Phương pháp này thích hợp với các trang trại quy mô từ lớn đến nhỏ, các công ty muốn kiểm soát dịch bệnh trong trang trại mà không muốn gửi mẫu xét nghiệm với thời gian dài hay đầu tư phòng thí nghiệm có kinh phí lớn.
  • Với ưu điểm chẩn đoán bệnh chính xác nhanh chóng trong vòng vài tiếng phương pháp chẩn đoán bằng POCKIT iiPCT sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất bởi vì thời gian can thiệp nhanh chóng chính xác sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả của việc điều trị.
  • Kết quả chỉ thị sẽ cho biết ngay con vật dương tính hay âm tính với bệnh nên có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện bệnh tại thực địa cũng như điều trị.

sử dụng POCKIT iiPCR Xpress tại trại nuôi xét nghiệm bệnh dịch tả lợn cổ điển trên heo

Hình ảnh chuyên gia HappyVet sử dụng POCKIT iiPCR Xpress tại trại nuôi

===> Xem ngay các Kit iiPCR POCKIT chẩn đoán bệnh trên lợn

Combo Pockit được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh dịch tả lợn cổ điển

Combo Pockit được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh trên lợn hiện nay

2. Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm

Phương pháp này sẽ tốn thời gian hơn, từ một cho đến vài ngày từ lúc lấy mẫu xét nghiệm do phải vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm đúng kỹ thuật (bảo quản lạnh, vô trùng). 

  • Chi phí đầu tư phòng thí nghiệm và các máy PCR rất tốn kém và không phải công ty nào cũng có thể đầu tư vì ngoài chi phí máy móc còn cần đến đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm có chuyên môn sâu để vận hành, sử dụng.
  • Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm thích hợp để sử dụng nghiên cứu vì phương pháp này sẽ cho ta biết được chiều dài của các đoạn DNA, RNA phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu.

Cả hai phương pháp chẩn đoán trên đều sử dụng chung nguyên lý phát hiện DNA, RNA của virus hoặc vi khuẩn nên độ chính xác rất cao, đây cũng là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc nghiên cứu và phát hiện bệnh.

Trước đây việc xác định bệnh của vật nuôi rất tốn thời gian và công sức do chỉ sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng PCR thông thường nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại việc phát hiện bệnh nhanh hơn và chính xác nhờ có phương pháp POCKIT iiPCR. Hiện nay đã có nhiều đơn vị, cơ quan, công ty ứng dụng phương pháp POCKIT iiPCR vào giám sát dịch bệnh tại trang trại, địa phương nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này đem lại.

Vị trí lấy mẫu để làm xét nghiệm:

  • Ta lấy dịch swap ở hầu họng lợn, lấy phân trong trực tràng hoặc máu chống đông của con vật nghi mắc bệnh. Trường hợp có thể mổ khám để lấy mẫu xét nghiệm ta có thể lấy amidan, hạch lympho, lách, máu, … đó là những cơ quan có chứa nhiều virus dịch tả lợn cổ điển.
  • Không lấy mẫu những con lợn mới tiêm vaccine dịch tả lợn cổ điển, do khi đó xét nghiệm sẽ luôn là dương tính và không có ý nghĩa chẩn đoán.

Phòng và trị bệnh dịch tả lợn

Vaccine bất hoạt được sử dụng phổ biến nhưng đôi khi gây nhiễm bệnh do chứa chứa virus sống. Hiện nay phần lớn đã được thay thế bằng vaccine sống nhược độc. Lợn có bắt đầu có bảo hộ miễn dịch trong một tuần đến mười bốn ngày sau khi tiêm phòng và thời gian bảo hộ kéo dài 6 tháng. Lợn nái đã được tiêm phòng sẽ có kháng thể trong sữa non, lợn con bú có bảo hộ miễn dịch kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Trong thời gian này, tiêm vaccine không có hiệu quả do kháng thể của mẹ sẽ vô hiệu hóa virus trong vaccine trước khi nó kịp kích thích miễn dịch.

Sử dụng vaccine để tiêm phòng cho lợn như sau:

  • Đối vợi lợn con, sau 30 ngày tuổi cần được tiêm mũi 1, khoảng 2 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Sau 6 tháng tiêm nhắc lại.
  • Đối với lợn nái và lợn hậu bị, cần phải tiêm phòng trước mỗi lần phối giống
  • Đối với lợn đực giống cần tiêm phòng đầy đủ 6 tháng/lần.

Không tiêm vaccine cho lợn đang ốm hoặc có biểu hiện bất thường, tiêm vaccine vào sáng sớm hoặc chiều tối để có hiệu quả tốt nhất.

Khi lợn mắc bệnh phương pháp sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Tách riêng lợn ốm và lợn khỏe đồng thời tiến hành phun sát trùng, tiêu độc, tẩy uế chuồng trại.
  • Tiêm thẳng vaccine dịch tả lợn cổ điển vào toàn đàn trong vòng 24 - 48h sau tiêm những con nào nặng quá sẽ chết, sau thời gian đó những con còn sống sẽ có miễn dịch chống lại bệnh.
  • Bổ sung trợ sức điện giải, B-complex, vitamix cho lợn. Cho lợn uống nước đầy đủ.

Bệnh dịch tả lợn cổ điển luôn là mối nguy hiểm hàng đầu mà người nuôi cần phải quan tâm. HappyVet khuyến khích người nuôi sử dụng chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR trong trại nuôi để kịp thời chẩn đoán và loại bỏ mầm bệnh một cách tốt nhất. Liên hệ ngay số HOTLINE 0983 600 953 để được tư vấn kỹ hơn từ chuyên gia.

XEM THÊM

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh tích dịch tả heo cổ điển

- Dịch tả cổ điển

Bình luận, Hỏi đáp

H
Hồ thị giang
Heo nhà em bỏ ăn mắt ra gèn .người lạnh run mấy ngày sau là chết lây lan nhanh. Em sợ là bị dịch tả cổ điển em có chích ngừa. Con nào yếu thì lăn ra chết
Trả lời     04:14:51 AM 28/06/2020
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm