Hướng dẫn điều trị bệnh đường ruột ở chó đúng cách

  • 16/07/2019
  • Thời gian đăng: 14:18:12
  • 0 bình luận

Bệnh đường ruột ở chó là bệnh khá phổ biến thường gặp ở hầu hết các loài chó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chó bị bệnh đường ruột do trúng độc thức ăn, hóa chất hay do kế phát từ bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng. Bệnh làm trở ngại rất lớn tời tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách ruột, làm cho cả lớp tổ chức dưới niêm mạc bị viêm, do đó làm cho vach dạ dày và ruột bị xung huyết, xuất huyết, hóa mủ, hoại tử; còn gây nên nhiễm độc và bại huyết.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do chăn nuôi không đúng phương pháp, thức ăn không đúng phẩm chất, cho vật nuôi uống nước bẩn.
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường, chuộng trại ẩm ướt.
  • Do trúng độc các loại hóa chất gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Trong đường tiêu hóa của vật nuôi có các vi khuẩn gây bệnh, khi sức đề kháng giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Chó ăn phải thức ăn sống có chứa vi khuẩn gât bệnh
  • Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột.
  • Do một số loài virus gây bệnh đường ruột ở chó như: virus gây bệnh Care, Parvovirus,...

Chó ăn phải thịt sống có chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở chó

Chó ăn phải thịt sống có chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở chó

Triệu chứng bệnh đường ruột ở chó

  • Con vật bỏ ăn, mệt mỏi, khát nước. Khi bệnh nặng, con vật sốt cao, mạch nhanh, run rẩy chết nhanh. Trước khi chết thân nhiệt hạ.
  • Con vật tiêu chảy dữ dội, phân lỏng như nước, màu đen, có mùi thối và khắm, có khi có lẫn cả máu tươi, màng giả.
  • Chó có hiện tượng nôn mửa. Do tiêu chảy mạnh và nôn nhiều nên hố mắt bị trũng sâu, khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô mất đàn tính, lông xù. Khi tiêu chảy nhiều, đến giai đoạn cuối, cơ vòng hậu môn bị liệt nên phân tự động chảy ra ngoài, con vật nằm liệt.
  • Nếu viêm dạ dày và ruột nhẹ, bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần, chữa tích cực con vật có thể khỏi nhưng lâu hồi phục và chuyển sang thể mạn tính.
  • Nếu gia súc ở thể nặng con vật có thể chết sau 2 - 3 ngày do mất nước và chất điện giải, nếu bệnh do trúng độc con vật chết sau 24 giờ.

==>> Xem ngay ==> Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh Care ở chó

Chó bị viêm đường ruột có hiện tượng nôn mửa

Chó bị viêm đường ruột có hiện tượng nôn mửa

Chó bị viêm ruột ủ rũ mệt mỏi

Chó bị viêm ruột ủ rũ mệt mỏi

Chó tiêu chảy phân đen tanh khắm

Chó tiêu chảy phân đen tanh khắm

Chó gầy gò ốm yếu

Chó gầy gò ốm yếu

Truyền tĩnh mạch cho chó

Truyền tĩnh mạch cho chó

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng của bệnh súc.
  • Kiểm tra nước tiểu thấy có albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng.
  • Kiểm tra máu: số lượng hồng cầu, hàm lượng Hemoglobun tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
  • Tiến hành xét nghiệm bệnh bằng kỹ thuật Pockit iiPCR để chẩn đoán chính xác mầm bệnh ngay tại trại nuôi. Đây là phương pháp đang được nhiều đơn vị lựa chọn với các ưu điểm gọn nhẹ - dễ vận hành - giá thành hợp lý. Các chuyên gia HappyVet cũng đã nghiên cứu, tìm kiếm và đem đến cho người chăn nuôi tại Việt Nam hệ thống các thiết bị Pockit PCR từ hãng GeneReach được vận hành theo kỹ thuật PCR đẳng nhiệt tại một điểm (iiPCR), cho kết quả nhanh chóng từ 1 - 2 giờ đồng hồ, giúp người nuôi xác định chính xác bệnh trên thú y. 

Combo Pockit PCR chẩn đoán bệnh trên thú y

Combo Pockit PCR chẩn đoán bệnh trên thú y

Phòng bệnh

  • Đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng cũi sạch sẽ, đảm bảo chuồng cũi ấm áp về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
  • Sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh ăn uống.
  • Cho chó ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, không cho ăn thức ăn ôi thiu, mốc. Thực hiện nguyên tắc "ăn chín, uống sôi".
  • Không cho chó ăn các loại thịt sống hay trứng sống vì trong đó có chứa các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở chó.
  • Tiêm phòng các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm: care, parvo, dại, viêm gan truyền nhiễm, leptospirosis, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cách chữa bệnh đường ruột ở chó

  • Nguyên tắc: thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.
  • Hộ lý: bệnh súc nhịn ăn 1 - 2 ngày sau đó ăn thức ăn dễ tiêu.
  • Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau: Magnesi sunfat, natri sunfat cho uống.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột: cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột) ngày uống 3 - 4 lần.
  • Trường hợp tiêu chảy lâu nhưng không do bệnh truyền nhiêm, cho con vật uống tanin để cầm tiêu chảy hoặc dùng các câu có chất chát như búp sim, búp ổi, quả hồng xiêm xanh sắc đặc cho uống.
  • Ức chế lên men dùng ichthyol cho uống 0.5 – 1g.
  • Dùng kháng sinh và sunfamid để diệt khuẩn đường ruột.
  • Bổ sung nước chất điện giải: orezol hòa với nước cho cho vật bệnh uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch mặt ngọt đẳng trương.
  • Giảm đau: cho uống belladon, dùng nước ấm thụt rửa ruột, tiêm dưới da atropin sulfat.

Bổ sung các loại chất cần thiết cho chó khi bị bệnh đường ruột ở chó

Bổ sung các loại chất cần thiết cho chó

Bệnh đường ruột ở chó khi điều trị cần được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo hồi phục nhanh chóng. HappyVet khuyến khích người chăn nuôi nên định kỳ xét nghiệm bệnh bằng Pockit PCR cho "cún cưng" để phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời mầm bệnh. 

=>> XEM THÊM : Bệnh giun móc ở chó mèo 

Tìm kiếm liên quan:

- Dấu hiệu bệnh đường ruột ở chó

- Bệnh xuất huyết đường ruột ở chó

- Chó bị đường ruột bỏ ăn

- Chó bị viêm ruột có chết không

- Chó bị viêm đường ruột phải làm sao

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm