Bệnh Glasser (viêm đa xoang) trên heo

  • 08/06/2019
  • Thời gian đăng: 10:48:18
  • 0 bình luận

Bệnh Glasser gây viêm đa xoang thanh dịch trên heo đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các trường hợp lợn mắc bệnh Glasser trên heo đã không còn quá nghiêm trọng như trước. Nhưng bệnh Glasser vẫn luôn tồn tại dai dẳng và gây ra những hậu quả không nhỏ cho người chăn nuôi.

Tổng quan về bệnh Glasser

Bệnh Glasser hay bệnh viêm đa xoang trên heo do vi khuẩn gram âm (-) Haemophilus parasuis gây ra. Vi khuẩn phân bố rộng rãi khắp nơi gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lợn con sau cai sữa từ 4 - 8 tuần tuổi (giai đoạn này lợn bị stress do tách mẹ và đổi khuẩn phần ăn). Lợn khỏi bệnh cũng có thể trở thành trung gian truyền bệnh, đôi khi dịch bùng nổ trong đàn lợn con theo mẹ và lợn hậu bị.

Vi khuẩn gram âm (-) Haemophilus parasuis

Vi khuẩn gram âm (-) Haemophilus parasuis gây bệnh bệnh viêm đa xoang ở lợn

Theo Cù Hữu Phú và cộng sự (2005) nghiên cứu trên đàn lợn tại các tỉnh ở miền bắc Việt Nam, phân lập được vi khuẩn Haemophilus parasuis có 3 serotyp: serotype H2, serotype H4 và serotype H5. Nhưng đến năm 2018 một nghiên cứu khác của Trương Quang Lâm và công sự đã xác định có nhiều serotype khác đang lưu hành tại Việt Nam, trong những mẫu bệnh phẩm thu thập được nhóm tác giả đã khẳng định sự có mặt của serotype 4, serotype 5, serotype 1, serotype 13, serotype 2 và các serotype chưa xác định khác. Việc xác định các serotype lưu hành của bệnh rất quan trọng vì các serotype gây bệnh có tạo miễn dịch chéo cho nhau nhưng không đầy đủ (kháng thể tạo ra từ serotyp này có thể bảo vệ được con vật khỏi sự tấn công của các serotype còn lại nhưng ngược lại thì chưa chắc).

Cơ chế gây bệnh Glasser trên heo

Vi khuẩn Haemophilus parasuis thường khu trú ở đường hô hấp trên của lợn chủ yếu ở hạch amidan. Khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của lợn: thời tiết thay đổi, cai sữa cho lợn con, các yếu tố stress khác vi khuẩn sẽ theo đường hô hấp xâm nhập vào phổi.

Sau khi xâm nhập vào phổi, vi khuẩn cư trú và nhân lên ở phế nang. Cơ quan đích gây bệnh của vi khuẩn Haemophilus parasuis là màng bao các cơ quan nên vi khuẩn sẽ từ phế nang theo máu đi khắp cơ thể và tấn công vào: màng phổi, xoang bao tim, xoang phúc mạc, xoang bao khớp, màng não,… Điều này giải thích tại sao các bệnh tích đại thể khi mổ khám lợn mắc bệnh Glasser chủ yếu bị viêm dính fibrin ở các xoang, màng bao các cơ quan.

Hình ảnh cơ chế gây bệnh của bệnh Glasser trên lợn

Hình ảnh cơ chế gây bệnh của bệnh Glasser trên lợn

Triệu chứng của bệnh Glasser trên heo

Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 1 ngày đến 5 ngày tùy thuộc vào chủng nhiễm.

1. Thể cấp tính

  • Lợn mắc bệnh đột ngột sốt cao (41oC), bỏ ăn, khó thở, ho, heo con thở thể bụng.
  • Một số con lợn có hiện tượng sưng khớp và đi khập khiễng do chân bị đau.
  • Có trường hợp lợn có dấu hiệu rối loạn thần kinh

Khớp sưng là dấu hiệu nhận biết của bệnh Glasser trên lợn

Khớp sưng là dấu hiệu nhận biết của bệnh Glasser trên lợn

2. Thể mạn tính

  • Lợn mắc bệnh thể nhẹ hơn hay sống sót qua thể bệnh cấp tính sẽ trở thành bệnh mạn tính với các hậu quả như còi cọc, chậm lớn, lông xù, thỉnh thoảng khó thở và ho đặc biệt sau khi chạy.

Lợn còi cọc, chậm lớn khi bị bệnh viêm đa xoang trên heo (Glasser)

Lợn còi cọc, chậm lớn khi bị bệnh viêm đa xoang trên heo (Glasser)

==>> Xem thêm: Bệnh APP trên heo

Bệnh tích của lợn mắc Glasser

Bệnh Glasser trên heo khi mổ khám sẽ phát hiện nhiều bệnh tích đặc trưng thường thấy như:

  • Viêm thanh dịch phủ fibrin xoang bao tim, viêm thanh dịch phủ fibrin màng phổi, viêm thanh dịch phủ fibrin xoang phúc mạc với đặc trưng tích nhiêu mủ sợi huyết màu trắng, các xoang tích lượng thanh dịch lớn.

Tim và xoang bao tim viêm dính fibrin khi bị bệnh Glasser ở lợn

Tim và xoang bao tim viêm dính fibrin khi bị bệnh Glasser ở lợn

Bệnh glasser trên heo Xoang bao khớp chứa thanh dịch vàng nhạt trong, nhiều hơn bình thường

Xoang bao khớp chứa thanh dịch vàng nhạt trong, nhiều hơn bình thường khi bị bệnh Glasser trên heo

Bệnh Glasser trên heo có bệnh tích Viêm thanh dịch phủ fibrin xoang phúc mạc và xoang bao tim

Viêm thanh dịch phủ fibrin xoang phúc mạc và xoang bao tim

Chẩn đoán

Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng chỉ dựa vào triệu chứng, bệnh tích đại thể thu thập được sẽ không thể khẳng định được chắc chắn con vật mắc bệnh gì. Vì con vật có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc hoặc các bệnh khác nhau nhưng có triệu chứng, bệnh tích giống nhau.

Trường hợp lợn mắc bệnh Glasser trên lợn với nhiều triệu chứng, bệnh tích giống với lợn mắc bệnh APP (viêm phổi màng phổi), PRDC (bệnh hô hấp phức hợp trên lợn),… Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác vật nuôi mắc bệnh gì cần sử dụng đến phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng.

Hiện nay có 2 phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng cho hiệu quả tối ưu: chẩn đoán bằng POCKIT iiPCR và chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm. Cả hai phương pháp chẩn đoán trên đều sử dụng chung nguyên lý phát hiện DNA, RNA của virus hoặc vi khuẩn nên độ chính xác rất cao, đây cũng là hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc nghiên cứu và phát hiện bệnh. Mỗi phương pháp chẩn đoán đều ứng dụng trong trường hợp khác nhau:

1. Chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR

Pockit iiPCR cho kết quả nhanh từ 3 - 5 tiếng, với các ưu điểm giá thành rẻ, thiết kế thon gọn, dễ dàng giúp người nuôi mang đi trực tiếp hiện trường để chẩn đoán bệnh trên heo. Phương pháp này mang đến những ưu điểm nổi bật như:

  • Người sử dụng POCKIT iiPCR không cần đào tạo chuyên môn sâu hơn nữa máy có thể dùng pin hoặc điện lưới 220V.
  • Thích hợp với các trang trại quy mô, các công ty muốn kiểm soát dịch bệnh trong trang trại mà không muốn gửi mẫu xét nghiệm với thời gian dài hay đầu tư phòng thí nghiệm có kinh phí lớn.
  • Với ưu điểm chẩn đoán bệnh chính xác nhanh chóng trong vòng vài tiếng phương pháp chẩn đoán bằng POCKIT iiPCT sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất bởi vì thời gian can thiệp nhanh chóng chính xác sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả của việc điều trị.
  • Kết quả chỉ thị sẽ cho biết ngay con vật dương tính hay âm tính với bệnh nên có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện bệnh tại thực địa cũng như điều trị.

Combo bộ POCKIT iiPCR được sử dụng chẩn đoán bệnh trên lợn

Combo bộ POCKIT iiPCR được sử dụng chẩn đoán bệnh trên lợn

==> Chi tiết về các thiết bị xét nghiệm POCKIT iiPCR => TẠI ĐÂY

2. Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm

So với Pockit iiPCR, việc xét nghiệm PCR tại phòng thí nghiệm sẽ có kết quả lây hơi, khoảng vài ngày từ lúc lấy mẫu xét nghiệm do phải vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm đúng kỹ thuật (bảo quản lạnh, vô trùng). Bên cạnh đó nó lại có các nhược điểm như:

  • Chi phí đầu tư phòng thí nghiệm và các máy PCR rất tốn kém và không phải công ty nào cũng có thể đầu tư vì ngoài chi phí máy móc còn cần đến đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm có chuyên môn sâu để vận hành, sử dụng.
  • Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm thích hợp để sử dụng nghiên cứu vì phương pháp này sẽ cho ta biết được chiều dài của các đoạn DNA, RNA phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu.

Trước đây việc xác định bệnh của vật nuôi rất tốn thời gian và công sức do chỉ sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng PCR thông thường nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại việc phát hiện bệnh nhanh mà vẫn chính xác nhờ có phương pháp POCKIT iiPCR. Hiện nay đã có nhiều đơn vị, cơ quan, công ty ứng dụng phương pháp POCKIT iiPCR vào giám sát dịch bệnh tại trang trại, địa phương nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này đem lại.

Lưu ý khi lấy mẫu:

  • Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm bệnh Glasser ta cần chú ý không lấy hạch Amidan hay các cơ quan hô hấp trên của lợn để chạy xét nghiệm bởi vì vi khuẩn Haemophilus parasuis gây bệnh Glasser vẫn có thể tồn tại trong hạch Amidan hay đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh. Nếu lấy hạch Amidan hay cơ quan hô hấp trên của lợn, xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Haemophilus parasuis, điều đó không có nghĩa con vật mắc bệnh Glasser.
  • Để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh Glasser ta nên lấy tại vị trí xoang phúc mạc, màng phổi, màng bao tim, dịch khớp. Tại các vị trí đó mới có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh Glasser.

Điều trị bệnh Glasser trên heo

  • Haemophilus parasuis nhạy cảm với các loại kháng sinh bao gồm amoxycillin, ampicillin, OTC, sulphonamides, penicillin và ceftiofur.
  • Dựa vào các biểu hiện đặc trưng như lợn hay co cụm  và run rẩy.
  • Cần điều trị sớm, đặc biệt với trường hợp viêm màng não. Cần phân biệt với viêm màng não do liên cầu lợn, sử dụng phương pháp phân lập vi khuẩn từ tế bào não.
  • Quan sát biểu hiện bệnh ở lợn con theo mẹ và tiêm penicillin 3 - 4 ngày để phòng bệnh.
  • Điều trị là biện pháp tốt nhất, tiêm penicillin/streptomycin, trimethoprim/sulpha, ceftiofur hoặc penicillin tổng hợp.
  • Điều trị trong vòng 2 - 3 ngày.
  • Hòa tan amoxycillin hoặc phenoxymethyl penicillin vào nước uống từ 4-5 ngày khi thấy có nguy cơ bệnh.

Phòng chống bệnh Glasser trên heo cũng giống với các bệnh do vi khuẩn gây ra, cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trai, khử trùng dụng cụ thường xuyên, đảm bảo môi trường tốt nhất cho lợn sinh trưởng và phát triển.

HappyVet chuyên cung cấp hệ thống chẩn đoán bệnh thú y POCKIT iiPCR với mức giá TỐT nhất trên thị trường. Giúp người nuôi phát hiện nhanh bệnh Glasser trên heo để có phương pháp phòng trị hiệu quả nhất. Quý khách hàng quan tâm hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0983 600 953 để được báo giá và tư vấn trực tiếp từ chuyên gia của chúng tôi.

XEM THÊM:

Tìm kiếm liên quan: 

- Bệnh tụ huyết trùng lợn

- Bệnh Mycoplasma trên heo

- Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae

Tài liệu tham khảo

  1. Cu Huu Phu, Nguyen Ngoc Nhien, Nguyen Thu Hang et al (2005). Determination the causes of respiratory disease in pigs rearing at some different provinces in the North Vietnam, Chinh tri Quoc gia, 416-427.
  2. Đỗ Duy Tiến, Nguyễn Phạm Huỳnh (2018). Thực hành chẩn đoán bệnh học truyền nhiễm trên heo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hồ Chi Minh.
  3. Trương Quang Lâm, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Huyên (2018). Phân lập và xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Haemophilus parasuis phân lập từ lợn tại tỉnh Thanh Hóa, Hưng Yên và Hà Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(12), 1068-1078.

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm