Bệnh lở mồm long móng (Foot and mouth disease, Aphtae epizootica)

  • 31/05/2019
  • Thời gian đăng: 17:09:29
  • 0 bình luận

Bệnh lở mồm long móng (FMD) là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở loài guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn. Đặc trưng của bệnh là đột ngột xuất hiện các mụn nước ở miệng, mũi, chân và đầu vú. Bệnh lây lan nhanh mạnh, tỷ lệ chết thấp, nhưng gây chậm lớn, sảy thai, giảm sản lượng sữa.

 

Giới thiệu tổng quan về bệnh lở mồm long móng ở lợn (FMD)

  • FMD được phát hiện đầu tiên ở Châu Âu
  • Năm 1967 FMD xảy ra ở Anh, 400 nghìn lợn bị tiêu hủy
  • Năm 1993, dịch xảy ra ở Italya gây thiệt hại 130 triệu USD
  • Năm 1997, dịch xảy ra trên lợn ở Đài Loan, gây thiệt hại 15 tỷ USD
  • FMD gây hạn chế lớn về thương mại quốc tế đối với động vật, sản phẩm động vật. Do đó, các chương trình kiểm soát, diệt trừ và nghiên cứu được đầu tư rất nhiều.

Hình ảnh bệnh lở mồm lông móng ở lợn

Hình ảnh bệnh lở mồm long móng ở lợn

Nguyên nhân gây bệnh

Virus là một RNA virus thuộc họ picornavirus giống aphthovirus, có 7 type huyết thanh gồm: O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, Asia 1 gây bệnh có triệu chứng giống nhau nhưng không có miễn dịch chéo. Virus có 65 subtype: O (11), A (32), C (5), SAT1 (7), SAT2 (3), SAT3 (4), Asia1 (3)

  • Virus có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh
  • Virus bị bất hoạt ở nhiệt độ >50oC
  • Các chất sát trùng thông thường có thể diệt virus: NaOH 1%, formol 2%
  • Virus có thể tồn tại trong sữa, các sản phẩm từ sữa, tủy xương, hạch lympho
  • Virus sống 3 tháng trong thịt đông lạnh, 2 tháng trong thịt hun khói, xúc xích,…

Đường lây truyền bệnh

Loài vật mắc bệnh thường là trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai, lạc đà,...

1. Đường xâm nhập

  • Trực tiếp: qua nước bọt, nước vỡ ra từ mun nước của động vật bệnh.
  • Gián tiếp: qua không khí, thức ăn, nước uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
  • Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra, có thể lây qua động vật chân đốt, côn trùng (ve, ruồi, …)

2. Chất chứa mầm bệnh

  • Dịch rỉ từ các mụn nước.
  • Trong máu (khi sốt).
  • Các chất thải, bài tiết: nước bọt, sữa, phân, nước mắt, …

3. Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus có tính hướng thượng bì nên gây ra các mụn nước ở niêm mạc miệng, kẽ chân, vành móng, núm vú

Xem thêm => Đường lây truyền bệnh dịch tả lợn Châu Phi 

Triệu chứng của bệnh

Bệnh lở mồm long móng ở lợn có thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 12 ngày với các triệu chứng điển hình:

1. Lợn mắc bệnh

  • Có hiện tượng lợn què, đi lại khó khăn đột ngột xuất hiện trên diện rộng.
  • Lợn mắc bệnh có hiện tượng chảy nước dãi.
  • Mụn nước nổi rõ trên da, có đường kính lên tới 30 mm. Các vùng hay bị nổi mụn như: đầu móng, gót chân, mũi, lưỡi, môi, đầu vú của lợn nái mới đẻ.
  • Trong 24 giờ, mụn nước sẽ vỡ ra.
  • Mụn có thể để lại những vết lở loét nông ở môi và núm vú. Trên vành móng dễ bị nhiễm trùng thứ phát và vết thương hở có thể gây ra những vết loét sần sùi.
  • Miệng nhai rào rạo.
  • Bỏ ăn, ủ rũ.
  • Sốt khoảng 40.5ºC.
  • Móng long, rụng ra hoàn toàn.
  • Lợn nái sảy thai.
  • Một vài trường hợp gây tử vong.

Các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng trên heo

Các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng trên lợn (heo)

Ở lợn nái:

  • Sảy thai.

Ở lợn con:

  • Tỷ lệ tử vong tăng cao (thường là dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên).
  • Trụy tim.

Ở lợn đực giống:

  • Ngưng đòi giao phối.
  • Què, đi lại khó khăn.

2. Trâu bò mắc bệnh

  • Thời gian nung bệnh từ 1 - 3 ngày (có thể 11 ngày).
  • Con vật bỏ ăn, ủ rũ, đi lại khó khăn, sốt 40 - 41o
  • Miệng:

       +>  Hình thành mụn ở lưỡi, lợi, hàm, mũi, miệng.

       +>  Do bị sốt nên miệng nóng, lưỡi dày lên, khó cử động, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti trên niêm mạc miệng, môi,….

       +> Giai đoạn sau những mụn nước đó to dần lên.

       +> Sau 1 - 2 ngày mụn vỡ, đáy mụn có màu hồng đỏ.

       +> Khi có mụn nhiều thì mặt lưỡi rộp lên giống như vảy ốc, chỗ to, chỗ nhỏ, chỗ lồi, chỗ lõm; khi thò tay vào bắt lưỡi ra xem thấy niêm mạc lưỡi bong ra từng mảng, để lại các vết đỏ rớm máu.

  • Khi mụn vỡ, con vật chảy nước bọt nhiều, dính (có bọt như bọt xà phòng). Có khi nước bọt lẫn màu vàng nhạt. hoặc nâu nhạt do xuất huyết và lẫn các mảng thượng bì.
  • Biến chứng xảy ra, đi kèm tiến triển của bệnh.

        +> Con vật đi lại khó khăn do đau chân nên lười vận động, nằm một chỗ.

        +> Viêm vú, tắc sữa.

Trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng chảy nhiều nước bọt

Trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng chảy nhiều nước bọt

  • Dê cừu cũng bị mắc bênh lở mồm long móng nhưng ở thể rất nhẹ

Bệnh tích

Khi mổ khám có nhiều bệnh tích đặc trưng:

  • Có nhiều mụn nước riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, có kích thước từ 2mm đến 10cm, tiến triển ở các giai đoạn khác nhau, sau khi vỡ để lại vết đỏ rớm máu có phủ màng fibrin màu xám.
  • Tim: cơ tim mềm nhão có vết xám trắng nhặt hoặc vàng nhạt (tim có vằn).
  • Lách: sưng, màu đen.
  • Viêm khí quản, phế quản, viêm phổi, màng phổi.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán chính xác bệnh lở mồm long móng là việc làm cần thiết. Để chẩn đoán phân biệt các bệnh mụn nước cần thực hiện các xét nghiệm phòng thí nghiệm. Mẫu gửi đi thường là máu và các mảnh da chứa mụn nước và dịch mụn nước nếu có thể. Xét nghiệm ELISA xác định được virus và cả type huyết thanh. Người nuôi cũng có thể xác định bằng phương pháp nuôi cấy và các xét nghiệm khác như PCR - phát hiện "dấu vết" của virus. Gen (genome hoặc RNA) của virus lở mồm long móng liên tục trải qua những thay đổi nhỏ khi lây lan qua quần thể động vật. Bằng cách xác định trình tự chính xác trong gen mà nhân viên phòng thí nghiệm có thể xác định nguồn gốc địa lý của chủng virus dựa vào sự tương đồng với các chủng đã phân lập được.

Combo Pockit PCR chẩn đoán, phát hiện virus gây bệnh lở mồm long móng ở lợn

Combo Pockit PCR chẩn đoán, phát hiện virus gây bệnh trên lợn

=> Chi tiết về công dụng của pockit PCR TẠI ĐÂY

Phòng bệnh lở mồm long móng ở lợn

  • Tăng cường chia sẻ, tuyên truyền các triệu chứng và cách chẩn đoán dịch bệnh
  • Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, giữ nền chuồng trại khô ráo
  • Tiêm phòng vaccine định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ thú y
  • Người nuôi cần giám sát vật nuôi, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có xuất hiện mụn nước ở vùng miếng thì cần phải tiến hành chẩn đoán bằng xét nghiệm PCR và cách ly những con bị bệnh
  • Xử lý các vết lở mồm bằng thuốc sát trùng chuyên dụng
  • Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh lở mồm long móng

Điều trị

Dùng huyết thanh để điều trị là phương pháp hiểu quả nhất nhưng rất tốn kém.

Hiện nay trong chăn nuôi khi điều trị bệnh lở mồm long móng chủ yếu chữa triệu chứng bệnh:

  • Mục đich: ngăn chặn, loại trừ vi khẩn kế phát, bội nhiễm.
  • Điều trị toàn thân: tiêm kháng sinh phổ rộng chống vi khuẩn kế phát: Amoxiciclin, Oxytetracycline, …
  • Dùng chất sát trùng như: Iodine, povidine, thuốc tím trộn với kháng sinh rồi dùng bình phun vào chân, vú cho con vật, ngày phun tối thiểu 2 lần để chống ruồi muỗi, vi khuẩn kế phát.
  • Phun sát trùng toàn bộ chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
  • Con vật bị đau miệng nên bỏ ăn, cần tiêm trợ sức trợ lực, vitamin, thuốc bổ. Trường hợp vật nuôi quá yếu có thể truyền đường gluco KC, thuốc bổ để nhanh chóng hồi phục.

Dịch lở mồm long móng trên Thế Giới và Việt Nam

1. Trên thế giới

Dịch lở mồm long móng trên thế giới đã xảy ra ở hầu hết các Châu lục như Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ. Nổi bật nhất là vào năm 2001, dịch bệnh lở mồm ở lợn đã bùng phát mạnh mẽ tại Anh, Hà Lan và Pháp gây tổn thấy lớn cho ngành chăn nuôi ở khu vực này. 

Cho đến năm 2010, Tổ chức Thú y Thế giới OIE đã có số liệu thống kê với hơn 716 ổ dịch xảy ra tại 21 Quốc gia thuộc Châu Phi và Châu Á. Vào tháng 4/2012 cũng đã có một số nước thông báo về dịc lở mồm long móng trên gia súc như: Nam Phi, Nga, Đài Loan,...

2. Tại Việt Nam

Cuối năm 2018, đầu năm 2019 vừa qua, dịch bệnh lở mồm long móng đã bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, tháng 1/2019 có tới 19 tỉnh, thành phố bị nhiễm dịch bệnh, đã tiêu hủy 2.640 con gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam. 

Một số hình ảnh dịch lở mồm long móng tại Việt Nam

Dịch bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam

Dịch bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam

Đàn lợn bị nhiễm lở mồm long móng

Đàn lợn bị nhiễm lở mồm long móng

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay người nuôi cần được tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không giấu dịch và bán tháo đàn lợn. Đặc biệt, người chăn nuôi cần phải phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác sát trùng, tẩy uế tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường và tiêm phòng vaccine ở những vùng nhiễm dịch bệnh.

HappyVet chuyên cung cấp các loại thiết bị, phương pháp chẩn đoán chính xác virus gây bệnh lở mồm long móng FMD ở lợn, liên hệ ngay 0983 600 953 để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.

=>THAM KHẢO NGAY : Bệnh đóng dấu ở lợn và phương pháp điều trị 

Tìm kiếm liên quan:

- Lở mồm lông móng

- Bệnh lở mồm lông móng

- Bệnh lở mồm lông móng ở lợn có lây sang người không

- Trị bệnh lở mồm lông móng ở heo

- Bệnh lở mồm long móng trên heo

Bình luận, Hỏi đáp

N
Nguyễn Sỹ Hùng
Kinh quá
Trả lời     21:59:59 PM 01/01/2021
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm