Bệnh ngộ độc thịt botulinum là bệnh nhiễm độc cấp tính gây triệu chứng thần kinh nặng với đặc trưng liệt, cơ thể mềm nhũn. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum có trong thịt hộp, lạp sườn, pate, xúc xích,… gây nguy hiểm cho cả người và động vật.
Nguyên nhân gây bệnh ngộ độc thịt
- Ngộ độc thịt do Clostridium botulinum được ghi nhận lần đầu năm 1735, liên quan đến vị ngộ độc thực phẩn do ăn xúc xích Đức.
- Nguyên nhân gây bệnh do độc tố thần kinh (botulinum neurotoxin – BoNT) được sản sinh bởi 6 loại Clostridium (C.botulinum nhóm I, C.botulinum nhóm II, C.botulinum nhóm III, C.argentinense, C.baratiii và C.butyricum).
- 6 loại Clostridium sản sinh độc tốt thần kinh phân bố rộng rãi trong nước, đất, trong hệ tiêu hóa động vật do đó có thể gây ô nhiễm thịt trong quá trình giết mổ.
Vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc thịt
- Nhiều loài gia súc, gia cầm và người mắc bệnh.
- Con vật ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
- Chỉ cần một lượng nhỏ độc tố thần kinh của Clostridium cũng gây chết người.
- Các ổ dịch ở trâu, bò, cừu đều gắn với tiếu phosphor, protein hoặc bị loãng xương, ăn thức ăn thôi, đôi khi cũng bị ngộ độc bởi rau xanh và nước uống.
- Gia súc bị nhiễm độc nhiều nhất là bò sữa, cừu, bò chửa và cừu mới cai sữa.
- Nguồn chứa độc tố chính là xương và xác chết thối rữa.
- Tính độc của xác chết sẽ giảm bớt khi được phơi khô, nhưng dù tác động của ánh sáng mặt trời độc tố vẫn giữ được độc lực 6 tháng.
- Nước có xác chết động vật trong đó có thể chứa độc tố.
- Bệnh ngộ độc thịt botulinum xảy ra ở bất kỳ mùa nào nhưng các vụ dịch xảy ra chủ yếu trong mùa khô, khi gia súc thiếu thức ăn.
- Ngày nay bệnh đã giảm nhiều do sự áp dụng các biện pháp để phát triển đồng cỏ, tăng cường thức ăn bổ sung phosphor trong đá liếm, nước uống.
Cơ chế gây bệnh ngộ độc thịt
- Mầm bệnh hình thành độc tố trong thức ăn, nước uống, xác chết và xâm nhập vào cơ thể con vật chủ yếu qua đường tiêu hóa.
- Trong một vài trường hợp, ví dụ trong hội chứng run cơ ở cừu non, nha bào của C.Botulinum xâm nhập và có mặt trong đường tiêu hóa. Sau khi nha bào này mầm, độc tố được sản sinh trực tiếp trong đường tiêu hóa (nhiễm độc tố).
- Độc tố gây trúng độc thịt sau đó ngấm qua thanh dạ dày và ruột, theo mạch máu đến thần kinh và gây bệnh.
- Độc tố kích thích liên tục và mạnh mẽ vào nhiều cơ quan thụ cảm gây rối loạn sư hoạt động của vỏ não làm cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận bị rối loạn. Do đó một số tế bào thần kinh trung ương bị tê liệt.
- Độc tố không ngừng tác động đến thần kinh ngoại biên, ngăn cản xung động thần kinh.
- Độc tố làm rối loạn sự phân giải acetylcholine, làm yếu co cơ, trương lực cơ giảm, sự vận động của cơ vân yếu dần, con vật đờ đẫn, ngạt thở.
Động vật tiếp xúc với xác chết, thịt thối rữa rất dễ trúng độc
Clostridium botulinum cư trú trong thịt hộp
Triệu chứng khi bị ngộ độc thịt
- Với động vật dạ dày đơn, ngộ độc thịt do Clostridium botulinum có thời gian nung bệnh ngắn (18 - 36 giờ), dao động từ vài giờ đến 8 ngày, tùy thuộc vào lượng độc tố.
- Ở loài nhai lại, thời gian nung bệnh dài hơn, khi tiêu hóa một lượng độc tố nhỏ, triệu chứng xuất hiện sau 1 tuần.
- Trong bệnh độc thịt do vết thương và hội chứng run cơ cừu con, thời gian nung bệnh dài hơn, thường từ 4 -14 ngày.
- Tùy vào lượng độc tố, triệu chứng ban đầu rất khác nhau.
- Con vật chết trong vài giờ với triệu chứng chết ở tư thế nằm nghiêng, chuyển động ở tư thế bơi chèo ngày càng khó thở trầm trọng.
- Trong thể bệnh ít cấp tính hơn, quan sát thấy triệu chứng nhẹ ở dạ dày, ruôt: phân rắn, giảm nhu động dạ cỏ ở trâu bò, đau bụng ở ngựa.
- Diễn biến bệnh nhanh chóng với biểu hiện giảm trương lực cơ, khó nuốt.
- Con vật yếu ớt, cơ thể phối hợp hoạt động không nhịp nhàng.
- Khi di chuyển các ngón chân kéo lê, run cơ (ngựa).
- Nằm nghiêng rất khó đứng lên.
- Phù thũng ở vùng đầu và rất khó thở, khó nuốt do cơ bị liệt.
- Khi gia súc nằm nghiêng một bên, đi kèm với triệu chứng khó thở có tiên lượng rất xấu.
- Lợn có sức đề kháng tương đối tốt với bệnh trúng độc thịt. Lợn mắc bệnh có một số triệu chứng như: liệt cơ, nôn mửa, kém ăn uống.
Một số hình ảnh bệnh ngộ độc thịt ở gia súc và người:
Hình ảnh gia súc, gia cầm bị bệnh ngộ độc thịt botulinum
Bệnh nhân 14 tuổi đã bị ngộ độc thịt botulinum (theo wikipedia)
Bệnh tích
- Bệnh ngộ độc thịt botulinum không có bệnh tích đặc trưng.
- Tổ chức dưới da tích nước, đôi khi hoàng đản.
- Thịt mềm, nhũn.
- Máu đỏ sẫm, hơi đặc sánh.
- Dạ dày chứa ít thức ăn, có những vật lạ.
- Ruột non trống rỗng, đôi khi có xuất huyết.
- Trong ruột già, phân táo, cứng, phủ lớp niêm mạc hoặc một lớp trắng đục, nhầy.
- Gan, thận ít có biển đổi.
- Phổi phù thũng và xung huyết.
- Não xung huyết, các nơron thần kinh bị thoái hóa.
Chẩn đoán Clostridium botulinum
Chẩn đoán dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng lâm sàng. Sử dụng phản ứng ELISA với kháng độc tố đa giá, sau đó kiểm tra với kháng độc tố đơn giá để xác định độc tố vi khuẩn.
Chẩn đoán chính xác vi khuẩn botulinum
Phòng bệnh ngộ độc thịt botulinum
- Bệnh độc thịt phòng tránh được bằng chăn nuôi dinh dưỡng tốt, vì vậy tránh cho gia súc tiếp xúc với xác động vật thối, không cho đàn tới gần rơm rạ bị nhiễm độc hoặc nước uống đã có đụng chạm đến gia súc chết.
- Xác gia súc chết bị bệnh nên đốt hoặc thiêu.
- Tiêu diệt chuột.
- Bổ sung Phosphor cho trâu bò vào mùa đông, giúp hạn chế vận ăn xương thối.
- Trong vùng bệnh đã lưu hành nên tiêm phòng vaccine để phòng bệnh cho con vật.
Tiêu hủy xác động vật chết theo đúng quy định
Cách điều trị hiệu quả
- Chủ yếu sử dụng kháng độc tố, bên cạnh đó cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Kháng sinh ít có tác dụng do vi khuẩn tác động bằng độc tố.
- Tiêm guanidine hydrochloride, liều lượng 11mg/kg thể trọng giúp gia súc không bị liệt do độc tố của vi khuẩn.
Bệnh ngộ độc thịt botulinum đã được các nhà khoa học xếp hạng vào nhóm các độc tố có hoạt tính mạnh, thời gian phá hủy thần kinh trung ương và gây tử vong cao. Do đó, chúng ta cần phải lựa chọn thực phẩm kỹ trước khi sử dụng. HappyVet khuyến khích các cơ sở cung cấp thực phẩm cần sử dụng Pockit PCR để chẩn đoán, sàng lọc và cung cấp ra thị trường những thớ thịt chất lượng và sạch nhất.
=>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Phương pháp phẫu thuật lấy sỏi ra khỏi bàng quang ở chó
Tìm kiếm liên quan:
- Ngộ độc thịt heo
- Trực khuẩn gây ngộ độc thịt
- Bệnh ngộ độc thịt lợn
Bình luận, Hỏi đáp