Bệnh sỏi hệ tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận ở chó - Urolithiasis

  • 18/07/2019
  • Thời gian đăng: 16:50:43
  • 0 bình luận

Sỏi hệ tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận ở chó là một tình trạng bệnh lý gây ra bởi quá trình ứ đọng muối và các khoáng chất trong hệ tiết niệu hình thành nên các cục rắn gọi là sỏi hệ tiết niệu hoặc tùy thuộc vị trí của sỏi để gọi tên sỏi thận, sỏi bàng quang. Bệnh hay xảy ra ở chó đực nhưng nghiêm trọng hơn ở chó cái.

Hệ tiết niệu là cơ quan giúp thải những chất lỏng dư thừa ra ngoài môi trường. Hệ tiết niệu gồm các bộ phận: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Bệnh sỏi thận ở chó và bệnh sỏi bàng quang ở chó là 2 bệnh sỏi gặp nhiều ở hệ tiết niệu.

Phân loại bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó

Có 4 loại sỏi hệ tiết niệu ở chó thường gặp

  • Sỏi struvite (Magnesium a mmonium phosphate)
    • Phổ biến nhất ở chó chiếm khoảng 66% cá trường hợp sỏi niệu ở chó.
    • Tất cả các giống chó đề bị nhiễm bệnh và phổ biến hơn ở chó cái.
    • Sự bão hòa Mangnesium a mmonium phosphate trong nước tiểu là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự hình thành sỏi struvite.
    • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi: Viêm dường tiết niệu, nước tiểu kiềm, chế độ ăn.
  • Sỏi Canxi oxalate
    • Loại sỏi này phổ biến ở người nhưng ít gặp trên chó, chỉ chiếm 3 - 10%.
    • Trong những năm gần đây, số ca bệnh sỏi niệu với thành phần cơ bản ban đầu là canxi oxalate đã tăng lên đáng kể.
    • Sỏi canxi oxalate phổ biến hơn ở giống đực so với gống cái và hầu hết ở chó già từ 2 - 8 năm tuổi.
  • Sỏi Cystin
    • Cystin là một acid amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số chó có hàm lượng Cystine trong nước tiểu cao dẫn đến sự hình thành sỏi.
    • Loại sỏi này phổ biến ở các giống chó Duschund, English Bulldogs, Chihuahua, Yorkshire Teriers.
    • Cả chó đực và chó cái đều mắc sỏi Cystin nhưng chó đực phổ biến hơn.
    • Khả năng tan của Cystine trong nước tiểu phụ thuộc vào độ pH, chúng không tan trong nước tiểu toan và dễ tan hơn trong nước tiểu kiềm.
    • Sỏi Cystine chiếm khoảng 3.5 - 27% các trường hợp sỏi niệu ở chó, tỷ lệ này phụ thuộc vào các giống chó.
  • Sỏi Urat
    • Đây là loại sỏi ít gặp ở chó, chiếm khoảng 2 - 8%.
    • Tất cả các giống chó đều có thể nhiễm sỏi nhưng hay gặp hơn ở giống cho đốm.
    • Sỏi Urat phổ biến ở chó đực và mắc ở đội tuổi từ 3 - 6 tuổi.
    • Sỏi Urat có bề mặt trơn láng, chủ yếu xuất hiện ở trong bàng quang.

Các loại sỏi hệ tiết niệu trên chó

Các loại sỏi hệ tiết niệu trên chó

  • Tỷ lệ nhiễm bệnh sỏi thận ở chó, tính chất phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, lứa tuổi, giới tính, chế độ ăn, các dị tật bẩm sinh ở thận, bệnh ở hệ tiết niệu, pH nước tiểu.
  • Những yếu tố dẫn đến việc giảm lượng nước tiểu hoặc gia tăng hàm lượng muối chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi hệ tiết niệu.
  • Thiếu các yếu tố bảo vệ thận (những chất giúp cơ thể ngăn ngừa việc đóng sạn magnesium, enzymes, citrate,…) khiến cơ thể dễ bị sỏi thận.
  • Sự thay đổi pH nước tiểu cũng ảnh hưởng đến việc hình thành sỏi hệ tiết niệu ở chó.
  • Có những yếu tố giúp tinh thể muối bám vào thành ống dẫn nước tiểu như viêm đường tiết niệu, hẹp đường tiết niệu, ….
  • Rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể gia súc làm cho hàm lượng một số loại muối quá cao trong máu.
  • Trở ngại về thần kinh làm cho nước tiểu ứ lại trong hệ tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn của chó mèo, thức ăn của chó mèo có quá nhiều chất khoáng, thiếu vitamin. Nước uống cung cấp không đầy đủ dẫn đến nguy cơ sỏi đường tiết niệu như: bệnh sỏi thận ở chó, bệnh sỏi bàng quang ở chó.

Triệu chứng, bệnh tích

  • Bệnh sỏi đường tiết niệu khiến con vật đau vùng lưng, đứng ngồi không yên, đi lại khó khăn.
  • Nếu hòn sỏi to di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước, sau hố lưng. Ngược lại, nếu hòn sỏi nhỏ di chuyển xuống dưới gây đau lan xuống dưới nhưng dịu hơ, không đau dữ dội.
  • Nếu sỏi gây viêm bể thận cấp tính thì con vật có biểu hiện sốt cao, rét run làm cho con vật mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn có thể có biểu hiện nôn mửa.
  • Trường hợp sỏi niệu quản, bàng quang hay niệu đạo con vật tiểu ra máu do viên sỏi kích thích vào thành đường tiết niệu gây chảy máu.
  • Sỏi hệ tiết niệu gây viêm đài, bể thận hay viêm bàng quang làm cho con vật có biểu hiện tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu đục, có thể có mủ trong nước tiểu.
  • Dấu hiệu bệnh sỏi thận ở chó: muốn đi tiểu, đi tiểu khó khăn và mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít.
  • Kiểm tra cặn nước tiểu thấy tế bào thượng bì của đường tiết niệu, tùy theo vị trí của sỏi niệu mà ta có tể tìm thấy tế bào thượng bì ở nơi đó. Kiểm tra huyết niệu và albumin niệu dương tính, tìm thấy cặn vô cơ trong nước tiểu.

==>> Xem ngay ==> Triệu chứng bệnh đường ruột ở chó

Con vật ủ rũ, mệt mỏi khi bị sỏi thận ở chó

Con vật ủ rũ, mệt mỏi khi bị sỏi

Sỏi thận ở chó

Bệnh sỏi thận ở chó

Bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó

Bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó

Sỏi ở bể thận và trong bàng quang

Sỏi ở bể thận và trong bàng quang

Chẩn đoán bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó

Dựa vào giống, giới tính và triệu chứng lâm sàng của bệnh sỏi ở chó như con vật mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, nôn mửa. Đau vùng lưng, đứng ngồi không yên, đi lại khó khăn, tiểu khó, tiểu dắt hoặc không tiểu được. Con vật tiểu ra máu, trong nước tiểu có cặn là các tinh thể muối, ….

  • Kiểm tra nước tiểu (pH, căn, vi khuẩn, …).
  • Chụp X - quang, siêu âm, chụp CT để phát hiện sỏi thận và xác định vị trí viên sỏi.

Chụp X-quang phát hiện sỏi hệ tiết liệu, sỏi thận ở chó

Chụp X-quang phát hiện bệnh sỏi hệ tiết liệu ở chó

Bệnh sỏi bàng quang chó

Bệnh sỏi bàng quang ở chó

Phòng bệnh 

  • Cho vật nuôi uống nhiều nước hàng ngày. Ăn thức ăn, nước uống ít canxi, oxalate, purin.
  • Dùng thuốc phosphate – xenlulo – sodic để giảm hấp thu canxi ở ruột.
  • Dùng thuốc lợi tiểu Hypithiazid để tăng tái hấp thu canxi ở ống thận đối với cơ thể có canxi niệu cao.
  • Dùng citrate potassium để ức chế kết tinh sỏi đối với gia súc có Citrate thấp trong nước tiểu.
  • Với struvite: dùng thuốc chống nhiễm khuẩn tiết niệu bằng các loại thuốc như nitrofurantoin hoặc nibiol.

Cho chó uống nhiều nước phòng bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang ở chó

Cho chó uống nhiều nước phòng bệnh sỏi thận ở chó, bệnh sỏi bàng quang ở chó

Điều trị bệnh sỏi ở chó

  • Chữa bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó bằng việc uống nhiều nước, ăn những thức ăn dễ tiêu, cho uống nhiều nước để tạo điều kiện tống sỏi ra ngoài. Trong thức ăn tránh cho gia súc ăn những thức ăn chứa nhiều muối canxi, photpho.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau khi vật nuôi có biểu hiện đau đớn.
  • Dùng thuốc tamsulosin giúp giãn nghỉ và viên sỏi đi qua dễ dàng hơn.
  • Dùng thuốc làm tan sỏi kết hợp với một số loại kháng sinh để ngăn chặn sự nhiễm trùng, hạn chế sự tăng trưởng của sỏi.
  • Tan sỏi bằng sóng xung, sóng xung được tạo ra bên ngoài cơ thể, đi qua da và mô tác động vào cấu trúc sỏi, phá vỡ sỏi thành những hạt nhỏ có thể thoát ra ngoài dễ dàng qua nước tiểu.
  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản: bác sỹ luồn một dụng cụ nhỏ bằng sợi quang học gọi là ống nội soi niệu quản đi qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản sau đó loại bỏ viên sỏi bằng một thiết bị giống như các lồng hái trái câu hoắc tái vỡ bằng một công cụ đặc biệt phát sóng xung.

Nội soi điều trị sỏi niệu đạo ở chó

Nội soi điều trị sỏi niệu đạo ở chó

  • Dùng máy tán sỏi: Ứng dụng sóng điện từ năng lượng cao để tán sỏi qua da, tránh đượng các thủ thuật ngoại khoa. Sỏi bị sóng điện từ đánh vỡ thành mảnh nhỏ rồi theo dòng nước tiểu ra ngoài.
  • Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp trên không có tác dụng hoặc không áp dụng được các phương pháp trên. Chỉ thực hiện phẫu thuật khi: viên sỏi quá lớn không thoát ra được hay bị kẹt ở một vị trí nhất định trong hệ thống tiết niệu. Có sự chặn dòng chảy của nước tiểu; gây nhiễm trùng đường niệu tiếp dễn; tăng kích thước khi theo dõi trên phim X - quang hay siêu âm.

Phẫu thuật lấy sỏi ở chó

Phẫu thuật lấy sỏi ở chó

Sỏi ở chó sau khi phẫu thuật

Sỏi ở chó sau khi phẫu thuật trị bệnh sỏi hệ tiết niệu ở chó

  • Trợ sức: vitamin B, vitamin B12, truyền dịch, truyền máu trong trường hợp phẫu thuật.
  • Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm nhiễm.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh sỏi hệ tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận ở chó từ chuyên gia HappyVet. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông hữu ích cho người chăn nuôi.

Tìm kiếm liên quan: 

- điều trị bệnh sỏi thận ở chó

- dấu hiệu bệnh sỏi thận ở chó

- chữa bệnh sỏi thận ở chó

- viêm đường hệ tiết niệu ở chó

- cách điều trị viêm đường tiết niệu ở chó

- chó đi tiểu màu vàng đậm

- thức ăn cho chó bị sỏi thận

Bình luận, Hỏi đáp

M
Mạc Thái trân
Cho mình hỏi, bệnh viện thú y nào sử dụng sóng xung để phá sỏi vậy shop? Xin cho m địa chỉ uy tín để m chữa cún của m ạ
Trả lời     08:14:11 AM 07/12/2019
L
Lưu Vân Quỳnh Quản trị viên
Chào anh chị! Hiện tại bên em chưa áp dụng kỹ thuật này. Mong anh chị thông cảm ạ.
Trả lời     17:09:07 PM 09/12/2019
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm