Bệnh tiêu chảy ở lợn (PED) | Giải pháp chẩn đoán và điều trị triệt để

  • 28/05/2019
  • Thời gian đăng: 10:54:22
  • 0 bình luận

Bệnh tiêu chảy ở lợn hay còn có tên gọi khác là PED (Porcine Epidemic Diarrhea) là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết 100% số lợn con từ 0 - 5 tuổi nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và gây hại kinh tế cho người chăn nuôi không kém gì so với bệnh dịch tả lợn Châu phi.

Nguyên nhân gây bệnh PED trên lợn

Hội chứng tiêu chảy ở lợn do virus PEDV gây ra, bệnh xuất hiện khá phổ biến trên lợn. Bệnh PED xuất hiện ở mọi lứa tuổi, virus tấn công vào hệ nhung mao thành ruột làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng và làm mất nước dẫn đến tình trạng tiêu chảy, tỷ lệ chết 100% đối với heo con và khoảng 30% - 50% với lợn lớn hơn 7 tuổi.

PEDV được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 70 của thế kỷ XX ở Châu Âu, đến năm 1990 chúng đã lan qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đến năm 2000 PEDv đã có mặt tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Philippines,... Virus gây bệnh PED (PEDV) được xếp vào nhóm 1, giống coronavirus, họ coronavirus, cùng với TGEV. Virus có vỏ bọc. Nhân có cấu trúc là RNA sợi đơn,

Có 2 chủng PED:

  • Chủng PED1 (ở châu Âu): chỉ nhiễn trên lợn trong giai đoạn tăng trưởng.
  • Chủng PED2 (ở châu Á): nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái trưởng thành.

Hình ảnh PEDv nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn thịt

Hình ảnh PEDV nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn thịt

Đặc điểm dịch tễ

Cũng giống với dịch tả lợn Châu Phi, bệnh tiêu chảy ở lợn lây lan rất nhanh, xảy ra chủ yếu ở những nơi ẩm ướt, nhiệt độ thấp, đặc biệt là ở những đàn lợn con chưa được tiêm phòng đầy đủ. 

Thông thường, Virus PED xâm nhập đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, khi được nuốt xuống dạ dày và ruột, virus xâm nhập vào những tế bào niêm mạc ruột non mẫn cảm. Kết quả là mọi hoạt động của tế bào niêm mạc ruột bị đình trệ. Nước và chất điện giải tích tụ trong ruột cộng với chất dinh dưỡng không được tiêu hóa làm tăng áp lực thẩm thấu kéo nước từ mô bào vào trong ruột làm dịch thể tích tụ nhiều trong xoang ruột, kích thích vào các thụ quan thần kinh, tăng nhu động của ruột khiến con vật bị tiêu chảy, mệt mỏi dẫn đến bỏ ăn, chán ăn. Tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước nên nhiệt độ cơ thể giảm con vật có xu hướng nằm chồng lên nhau hay trên bụng mẹ nhằm ổn định thân nhiệt.

Ngoài ra, bệnh PED còn lây lan gián tiếp qua các phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. 

Hình ảnh biểu hiện cách thức lây lan bệnh tiêu chảy ở lợn

Cách thức lây lan bệnh PED tiêu chảy ở lợn

Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở lợn 

Sau khoảng 18 - 24 tiếng sau khi PEDV xâm nhập, người nuôi có thể quan sát được hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:

  • Lợn con theo mẹ bị tiêu chảy phân vàng lỏng, có mùi tanh, phân lẫn sữa không tiêu đều, bú ít lại.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nôn mửa ra sữa không tiêu dẫn đến tình tráng mất nước, lợn gầy gò, ốm yếu
  • Lợn con khi bị tiêu chảy sẽ có dáng đi siêu vẹo, da nhăn, lông dài
  • Thân nhiệt giảm nên chúng thường có các dấu hiệu nằm lên bụng mẹ hoặc nằm chồng đống lên nhau cho ấm.
  • Sau vài ngày bị bệnh PED lợn sẽ kiệt sức và chết.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn với dấu hiệu phân lỏng màu vàng và có mùi tanh

Lợn mắc bệnh PED với dấu hiệu phân lỏng màu vàng và có mùi tanh

biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở heo

Lợn bị lạnh nên nằm đè lên nhai để tìm hơi ấm

Lợn con bị lạnh nằm túm tụm gần bóng sưởi

Lợn con bị lạnh nằm túm tụm gần bóng sưởi

Bệnh tiêu chảy ở lợn có thể gây tỷ lệ chết từ 30 - 100% tùy vào độ tuổi bị nhiễm bệnh, cụ thể:

  • Lợn con từ 0 - 5 ngày tuổi có thể chết hết 100% 
  • Lợn con từ 6 - 7 ngày tuổi có tỷ lệ chết khoảng 50%
  • Lợn > 7 ngày tuổi tỷ lệ chết sẽ thấp hơn, khoảng 30%

Bệnh tích trên lợn

  • Lợn con theo mẹ có dạ dày căng phồng, chứa sữa không tiêu
  • Thành ruột mỏng, căng phồng, chứa đầy dịch vàng
  • Hạch lympho màng treo ruột xuất huyết, sung huyết
  • Một số trường hợp biểu hiện bệnh tích cả ở các cơ quan khác: tim to bất thường, cơ tim mềm; phổi bị gan hóa, gan thoái hóa màu đất sét
  • Thận xuất huyết

Chẩn đoán bệnh PED trên lợn

Có hai phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy ở lợn mà người nuôi có thể áp dụng đó là: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng

+> Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng và bệnh tích, tuy nhiên phương pháp này không thể phân biệt được 2 virus PED và TGE. Người nuôi có thể dựa vào bảng sau để phân biệt 2 loại virus này:

Dấu hiệu PED TGE
 Tuổi mắc bệnh  Xuất hiện ở mọi lứa tuổi  Chủ yếu trong khoảng 20 ngày tuổi sau sinh
 Tình trạng phân  Loãng => sệt  Rất loãng
 Tỉ lệ bệnh  Nhiễm theo đàn, các đàn gần nhau lây bệnh cho nhau  Nhiễm theo đàn, các đàn cạnh nhau sẽ lây bệnh cho nhau
 Diễn biến bệnh  Nhanh  Cực kỳ nhanh
 Mức độ chết  Chết nhiều tùy vào độ tuổi  Chết 100%
 Đánh giá  Xấu  Rất xấu

Sự khác biệt về triệu chứng và bệnh tích giữa bệnh PED và TGE không nhiều nên cần sử dụng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng để xác định chính xác con vật đang mắc bệnh gì.

+> Chẩn đoán phi lâm sàng sử dụng phương pháp ii-PCR: Với phương pháp này người nuôi có thể gửi mẫu đến phòng xét nghiệm hoặc sở hữu cho trại nuôi của mình một máy Pockit Xpress hoặc Pockit Micro cùng với bộ KIT iiPCR POCKIT giúp người nuôi chẩn đoán chính xác chính xác virus gây bệnh tiêu chảy ở lợn.

Hình ảnh chuyên gia HappyVet xét nghiệm mẫu bệnh bằng máy Pockit Xpress 

Hình ảnh chuyên gia HappyVet xét nghiệm mẫu bệnh bằng máy Pockit Xpress 

Bệnh tiêu chảy ở heo

Lợn con bị tiêu chảy cần chẩn đoán ngay bằng combo bộ kit phát hiện PEDv

Phòng bệnh PED

  • Kiểm soát người và phương tiện ra vào trại, làm vệ sinh lối đi, rắc vôi khử trùng thường xuyên,… tuân thủ các quy định an toàn sinh học.
  •  Định kỳ vệ sinh các bụi rậm xung quanh trang trại, khơi thông cống rãnh, sát trùng và diệt côn trùng, loài gặm nhấm, tuân thủy nguyên tắc KHÔ - SẠCH - ẤM cho trang trại.
  • Lợn con cần được tiêm đầy đủ sắt theo đúng quy trình.
  • Xử lý nước uống cho lợn mẹ và lợn con bằng chlorine nồng độ 5%
  • Phòng bệnh bằng vacxin PED: Năm 1997, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng vaccine PED nhược độc. Tuy nhiên không phải toàn bộ nái sinh sản đều tạo đáp ứng miễn dịch qua sữa.

Tiêm phòng vacxin PEDv cho đàn heo con và heo nái nhằm ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở heo

Tiêm phòng vacxin PEDV cho đàn lợn con và lợn nái nhằm ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở lợn

Cách điều trị lợn bị tiêu chảy

Phương pháp tự tạo miễn dịch cho lợn bằng cách sử dụng autovaccine đã được người chăn nuôi sử dụng phổ biến hiện nay để bảo vệ đàn lợn trước bệnh PED.

1. Nguyên lý

Autovaccine PED được thực hiện với mục đích đẩy nhanh thời gian xuất hiện và kết thúc bệnh nhằm cắt dịch sớm.

Lợi dụng đặc điểm không gây bệnh trên lợn trưởng thành, người ta cho lợn nái tiếp xúc với mầm bệnh dưới hình thức trộn ruột lợn con nhiễm bệnh vào thức ăn cho lợn nái (ruột lợn con mắc PED là nơi chứa nhiều PEDV nhất). Khi mầm bệnh vào cơ thể lợn nái sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể chống lại PEDV và trở thành một thành phần của sữa. Lợn con mới đẻ bú sữa chứa kháng thể này sẽ nhận được miễn dịch và không nhiễm bệnh nữa; đồng thời lợn con đang nhiễm bệnh sẽ dần được miễn dịch, cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiệt hại cho trại.

2. Cách tiến hành

Dưới đây sử dụng liều lượng 1 bữa ăn cho 200 nái, mỗi bộ ruột cho 25 nái.

- Chọn 8 lợn con bị mắc PED dưới 4 ngày tuổi với triệu chứng điển hình, mổ lấy toàn bộ khối ruột.

- Bỏ 8 khối ruột vào máy xay, rắc 1 lọ kháng sinh bột BenzylPenicillin để tránh bội nhiễm vi khuẩn và trộn với 2 lít sữa không đường, xay nhuyễn.

- Khi hỗn dịch đã đồng nhất, đem trộn với cám cho lợn nái toàn trại ăn.

- Làm trong 3 - 7 ngày, mỗi ngày cho ăn 2 bữa.

1. Cho khối ruột vừa mổ vào máy xay

2. Trộn thêm 1 lọ kháng sinh bột BenzylPenicillin

3. Cho 2 lít sữa không đường vào huyễn dịch, xay đến khi thành dung dịch đồng nhất.

4. Đem trộn đều với cám và cho lợn nái ăn

3. Kết quả

Sau khi ăn cám trộn hỗn dịch, lợn nái có thể nôn hoặc chưa đi phân lỏng, trường hợp này phải cho ăn tiếp. Lợn nái đi phân lỏng chứng tỏ vaccine đã có tác dụng, thường là sau khoảng 2 - 3 tuẩn. Trong 1 tuần sau khi cho ăn, lợn con mắc PED vẫn gầy mòn và có thể chết, nhưng sau đó sẽ được phục hồi.

- Nôn ra cám, phải cho ăn lại để nái có thể hấp thu kháng nguyên

- Nái đi phân lỏng, đây là phản ứng bình thường của cơ thể

=> Lưu ý:

- Khi lấy ruột phải giữ cả chất chứa bên trong, tránh lấy những bộ ruột chưa có triệu chứng điển hình hoặc thành quá mỏng, vì chúng chứa ít PEDV.

- Trước khi cho ruột vào máy xay phải tách màng treo ruột, tránh hiện tượng máy xay bị kẹt.

4. Sử dụng thuốc trị bệnh tiêu chảy ở lợn

Lợn con theo mẹ nếu bị mắc bệnh được uống nước tự do để hạn chế mất nước. Lợn thịt bị bệnh trước tiên cho nhịn ăn để giảm tiêu chảy.

Bệnh PED do virus gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị cần sử dụng kháng sinh để chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.

Bổ sung hạ sốt, thuốc bổ, trợ sức, trợ lực cho con vật để nâng cao sức đề kháng: B-complex, Anagin C, Katosal, ….

Phun thuốc sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, phun định kỳ 2 lần trên tuần. Khi có dịch phun 1 lần/ngày. Chú ý lau sạch sàn chuồng lợn con bằng xà phòng, thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh do lợn con mắc bệnh thải ra.

Dịch bệnh tiêu chảy ở lợn bùng phát nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây chết 100% đàn heo. Do đó, HappyVet khuyến khích người nuôi nắm vững các dấu hiệu cũng như cách chẩn đoán bệnh PED để có một phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện tại các loại thiết bị xét nghiệm bệnh đang có sẵn tại HappyVet, liên hệ ngay 0983.600.953 để được tư vấn và báo giá tốt nhất về sản phẩm. 

=>> Tham khảo thêm : Đường lây truyền bệnh dịch tả lợn cổ điển 

Tìm kiếm liên quan:

- Heo bị tiêu chảy cấp

- Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

- Điều trị lợn bị tiêu chảy

- Cách chữa lợn bị tiêu chảy

- Các bệnh tiêu chảy trên heo con

- Heo con bị nôn và tiêu chảy

- Bệnh tiêu chảy ở heo

Bình luận, Hỏi đáp

N
Nguyễn Thị Kim Chuyên
Tác giả cần xem lại việc cho kháng sinh penicillin vào trong hỗn hợp dịch ruột để tránh phụ nhiễm. Các vi khuẩn phụ nhiễm gây bệnh đường ruột đa số là vi khuẩn gram âm nên penicillin không cá tác dụng, bên cạnh đó penicillin khi vào đến dạ dày sẽ bị phân hủy bởi môi trường acid của dạ dày nên mất tác dụng vì vậy nên khuyến cáo người chăn nuôi nên dùng một loiaj kháng sinh khác không phải là penicillin khi làm autovaccin.
Trả lời     00:34:12 AM 21/02/2021
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm