Cách phòng trị bệnh xuất huyết ở thỏ - Rabbit Haemorrhagic Disease

  • 24/07/2019
  • Thời gian đăng: 15:42:06
  • 0 bình luận

Bệnh xuất huyết ở thỏ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn với tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao. Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính với các triệu chứng đặc trưng ở hệ thần kinh và hô hấp, con vật bỏ ăn, mệt mỏi.

Dịch tễ học

  • Năm 1984, một loại bệnh truyền nhiễm mới đã xảy ra tại Trung Quốc ở đàn thỏ châu Âu. Đặc trưng của bệnh là con vật bị xuất huyết, rõ nhất ở gan, phổi nên được gọi là bệnh xuất huyết thỏ. Bệnh giết chết 470 000 con thỏ.
  • Năm 1985, bệnh lây lan ra toàn Trung Quốc.
  • Năm 1988 lây sang các nước Đông Âu, Tây Âu, Bắc Phi.
  • Tháng 12/1988, bệnh xảy ra ở Mexico, Cuba, các tiểu Vương quốc Ả Rập, Tây Phi và Bắc Phi.
  • Trong 2 năm 2000 - 2001 có ba vụ dịch cũng được ghi nhật tại Mỹ.

Virus gây bệnh xuất huyết ở thỏ

Virus gây bệnh xuất huyết ở thỏ

  • Virus gây bệnh (Calicivirus) là một RNA virus thuộc giống Lagovirus, họ Caliciviridae.
  • Virus tương đối bền với nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường nhưng dễ bị bất hoạt trong điều kiện acid (tại pH=3 có đến 99% virus bị giết chết).
  • Virus sống được ít nhất 225 ngày trong bệnh phẩm giữ ở 4oC và ít nhất 105 ngày trên quần áo trong điều kiện khô ráo ở nhiệt độ phòng; Ở 60oC virus sống được 2 ngày.
  • Virus bị bất hoạt khi được xử lý bởi dung dịch NaOH 10%, formaldehyde 1-1.4%.
  • Bệnh xảy ra ở thỏ mọi lứa tuổi nhưng triệu chứng lâm sàng chỉ quan sát được ở thỏ trưởng thành và thỏ trên 40 - 50 ngày tuổi. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao từ 40 - 90%.
  • Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
  • Cơ chế sinh bệnh xuất huyết thỏ liên quan đến hiện tượng đông máu mạch quản do hoại tử ở gan.

Triệu chứng

  • Bệnh diễn biến ở thể quá cấp tính: thỏ sốt, ủ rũ và chết đột ngột sau 6 - 24 giờ mà chưa có triệu chứng đặc trưng của bệnh.
  • Thể cấp tính: thời gian nung bệnh từ 1 - 3 ngày. Con vật bị sốt cao (> 40oC), chảy nước mũi có lẫn máu và biểu hiện các triệu chứng thần kinh khác nhau. Thỏ trên 2 tháng tuổi tỷ lệ ốm lên đến 100%, tỷ lệ chết 90%.
  • Thể á cấp tính và mạn tính: chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% số ca bệnh. Thỏ bị chết sau 1 - 2 tuần do rối loạn chức năng gan.

Thỏ chảy nước mũi có lẫn máu khi bị bệnh xuất huyết ở thỏ

Thỏ chảy nước mũi có lẫn máu khi bị bệnh

Thỏ chết khi bị bệnh xuất huyết ở thỏ

Thỏ chết khi bị bệnh xuất huyết

Bệnh tích

  • Bệnh tích đại thể biểu hiện khác nhau và đôi khi không phát hiện được.
  • Gan bị hoại tử và lách sưng to.
  • Hình thanh các cục huyết khối là nguyên nhân gây xuất huyết ở nhiều cơ quan và gây chết thỏ.
  • Niêm mạc khí quản có hiện tượng phù thũng và xung huyết, bên trong chứ nhiều bọt xuất huyết.
  • Trong thể á cấp tính và mạn tính, hội chứng hoàng đản xuất hiện ở tai, kết mạc và dưới da.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu trứng, bệnh tích của bệnh xuất huyết ở thỏ.
  • Chẩn đoán huyết thanh học sử dụng phản ứng ngưng kết với hồng cầu, phản ứng ELISA, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, kỹ thuật iiPCR, để chẩn đoán phát hiện virus có trong bệnh phẩm của thỏ nghi mắc bệnh.
  • Bệnh phẩm sử dụng: gan, lách, máu.
  • Sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu để phát hiện kháng thể trong huyết thanh thỏ.

xét nghiệm bệnh xuất huyết ở thỏ

Kỹ thuật PCR đẳng nhiệt tại một điểm (iiPCR) cho kết quả chính xác ngay tại trai nuôi

Phòng bệnh

  • Bệnh xuất huyết ở thỏ lây qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống nên công tác phòng bệnh rất khó khăn.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh đem lại hiệu quả cao.
  • Vùng nguy cơ có dịch và vùng có dịch tiêm vaccine ở 45 ngày tuổi. Vùng không bị uy hiếp bởi dịch, tiêm vaccine lần 1 giai đoạn thỏ được 2 tháng tuổi. Tiêm mắc lại sau 2 tuần. Tiêm dưới da hoặc bắp thịt.
  • Thỏ nuôi thịt không nhất thiết phải tiêm vaccine nếu không có dịch. Khi dịch xảy ra, ngoài biện pháp vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt tiêm vaccine cho thỏ trên 40 ngày tuổi.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
  • Bổ sung khoáng, chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho thỏ.

Tiêm vaccine phòng bệnh xuất huyết ở thỏ

Tiêm vaccine phòng bệnh xuất huyết trên thỏ

Điều trị

  • Bệnh do virus gây ra hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Khi thỏ mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao, công tác điều trị không mang lại hiệu quả kinh tế.
  • Khi có dịch xảy ra cần tiến hành cách ly những con khỏe chưa mắc bệnh, tiêm vaccine cho thỏ trên 40 ngày tuổi chưa tiêm vaccine, phun sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Bệnh xuất huyết ở thỏ cực kỳ nguy hiểm, HappyVet khuyến khích người nuôi nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu. Truy cập website happyvet.vn để tham khảo thêm các bệnh thường gặp ở thỏ.

=>> Tham khảo thêm : Dấu hiệu nhận biết mèo sắp đẻ là gì?

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ

- vacxin tụ huyết trùng thỏ

- Phòng bệnh cho thỏ con

- Dấu hiệu thỏ sắp chết

- Thỏ tự nhiên chết

Bình luận, Hỏi đáp

P
Pham minh tan
Toi muon mua thuot tri bai huyet tren tho
Trả lời     23:50:46 PM 23/04/2020
L
Lê văn việt
Tiêm phòng vacxin bại huyết cho thỏ có hạn chế được bênh viêm phổi.tiêu chảy.tụ huyết trùng hay không vậy
Trả lời     02:27:04 AM 13/05/2020
t
trầnvandinh
nếu em muốn phòng thì mấy tháng phải tiêm lại ak
Trả lời     01:15:45 AM 28/10/2020
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm