Biện pháp tránh thai cho chó an toàn và hiệu quả

  • 05/02/2020
  • Thời gian đăng: 23:30:01
  • 0 bình luận

Có thể bạn chưa biết, có tới 40% chó cái sẽ mang thai chỉ sau một lần giao phối. Theo chu kỳ, một năm chó cái muốn đi tơ hai lần. Tuy nhiên, việc sinh sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thú cưng, đồng thời là một gánh nặng cả về chăm sóc, chi phí nuôi dưỡng của chủ nuôi. Hãy tham khảo ngay phương pháp tránh thai cho chó trong bài viết dưới đây. 

Tại sao phải tránh thai cho chó?

Tránh thai cho chó đem lại những ưu điểm sau đây:

  • Tăng cường sức khỏe cho chó, giảm bớt số cún không người nuôi. Tiết kiệm chi phí chăn nuôi cho gia đình.
  • Tránh thai giúp chó béo lên, kéo dài tuổi thọ, hạn chế được các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, ung thư vú,...

Tránh thai giúp giảm chi phí chăn nuôi cho gia đình

Tránh thai giúp giảm chi phí chăn nuôi cho gia đình

Những biện pháp tránh thai cho chó

1. Triệt sản chó cái

Triệt sản chó cái là một trong những biện pháp tránh thai cho chó được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp cắt bỏ buồng trứng và tử cung của chó cái. Phương pháp này chỉ cần thực hiện một lần và mãi mãi không thể mang thai được. 

Trong trường hợp chó đang mang thai, nếu thực hiện triệt sản sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt thai kỳ. Thậm chí khi tử cung bị cắt bỏ thì phôi chuẩn bị phát triển cũng bị loại bỏ.

Nếu bạn có điều kiện thì có thể thực hiện phương pháp này trước khi chó Salo lần đầu tiên. Biện pháp này có thể phải đầu từ từ vài triệu đến cả chục triệu. Tùy vào kỹ thuật gây mê, cân nặng, độ tuổi mà mức chi phí có thể lên đến vài chục triệu. 

Tránh thai cho chó bằng triệt sản

Thực hiện triệt sản chó cái

==>> Tham khảo chi tiết quy trình triệt sản chó cái => TẠI ĐÂY

2. Thuốc tránh thai cho chó mèo

Tiêm thuốc tránh thai cho chó mèo là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời. Chi phí thường rẻ hơn so với việc phẫu thuật triệt sản chó cái. Tuy nhiên, biện pháp này không hề an toàn với sức khỏe thú cưng, bởi lẽ có thể gây nguy cơ viêm tử cung có mủ với những biểu hiện như ủ rũ, chán ăn, buồn nôn, chướng bụng và thậm chí là chảy mủ ở bộ phận sinh dục. Nếu để lâu, cô chó nhà bạn sẽ bị nhiễm trùng đường máu dẫn đến tử vong. 

Chưa kể đến, có nhiều trường hợp đã tiêm thuốc tránh thai nhưng chó vẫn có thai. Sau một thời gian, các bào thai sẽ chết lưu, thối rữa và bốc mùi do tác dụng của thuốc khiến chúng bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ tử vong cho chó mẹ. 

Trong trường hợp tử cung bị viêm thì bạn vẫn phải tiến hành cắt bỏ tử cung như phương pháp triệt sản trên. Vì thế, nếu bạn muốn thú cưng của mình không mang thai thì nên triệt sản ngay từ đầu để đảm bảo sức khỏe của chúng luôn được ổn định.

3. Phòng tránh chó giao phối

Trong giai đoạn Salo, cơ thể chó sẽ tiết ra loại hooc môn khiến chúng quyến rũ và thu hút chó đực. Lúc này, chủ nuôi cần thực hiện cách tránh thai cho chó như sau:

  • Kiểm soát chặt chẽ, cách ly chó khỏi chó đực bằng các biện pháp nhốt, xích chúng lại.
  • Quan sát kĩ các khe hở rào chắn, cửa nhà để đảm bảo chúng không bị thoát ra bên ngoài.
  • Sử dụng tã bỉm cho chó hoặc cho chúng mặc quần che chắn vùng kín lại.
  • Cho chó uống chất diệp lục giúp trung hòa mùi, che dấu sự phát mùi kêu gọi bạn tình.

Tránh thai cho chó

Phòng tránh chó giao phối

Trong các biện pháp tránh thai trên chó, HappyVet khuyến khích người nuôi nên tiến hành triệt sản ngay từ đầu. Đây là phương pháp khá phổ biến và được nhiều bác sỹ thú y khuyên dùng. Việc phá thai cho chó bằng cách tiêm thuốc, thục rửa có thể gây nguy hiểm cho thú cưng.

Cách chăm sóc chó sau triệt sản

Sau khi tránh thai cho chó bằng cách triệt sản, bạn cần phải có chế độ chăm sóc và ăn uống hợp lý cho thú cưng như sau:

  • Giữ vết mổ luôn khô ráo, tránh trầy xước bên ngoài.
  • Băng gạc được để nguyên trong 24 giờ để đảm bảo chó không bị nhiễm trùng
  • Dùng phễu đeo cổ cho chó để ngăn chúng liếm vết thương
  • Bạn có thể cho ăn một phần ức gà, thỏ, cá tuyết hoặc gà tây nấu chín, kèm theo một ít cơm trắng hoặc mì thì càng tốt.
  • Sau một ngày phẫu thuật có thể cho ăn khẩu phần ăn như bình thường.
  • Nếu vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, chảy mủ kèm mùi hôi khó chịu thì cần đến cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ về biện pháp tránh thai cho chó trên đây sẽ giúp người nuôi lựa chọn phương pháp an toàn cho thú cưng của mình. Tham khảo thêm cách chăm sóc thú cưng tại website happyvet.vn.

Tìm kiếm liên quan:

- Cách làm cho chó không đẻ

- Thuốc phá thai dành cho chó

- Thuốc tiêm cho chó không đẻ

- Thuốc chích cho chó lên giống

Bình luận, Hỏi đáp

V
Vũ Đắc Hải
Chó đã tiêm thuốc tránh thai nhưng sau vài ngày bị giao phối, có thể có thai không và làm gì để ngăn có thai ?
Trả lời     01:55:35 AM 25/12/2020
C
Cao Thành Tâm
Không có thuốc tránh thai cho chó sao ad.xin chỉ giúp
Trả lời     07:31:39 AM 16/02/2021
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm