Cấu tạo bộ phận sinh dục chó cái - Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục có nguy hiểm không?

  • 05/07/2019
  • Thời gian đăng: 15:20:25
  • 0 bình luận

Chó là một loài động vật quen thuộc, chúng được ví như người bạn trung thành của con người. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe, người nuôi cần phải đặc biệt quan tâm đến thời kỳ sinh sản để chúng phối giống và nhảy ổ một cách an toàn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về chức năng, cấu tạo bộ phận sinh dục chó cái để mọi người cùng hiểu, áp dụng vào quá trình chăm sóc vật nuôi một cách tốt nhất nhé!

I. CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN SINH DỤC CỦA CHÓ

Cũng giống như các động vật khác, bộ phận sinh dục chó cái đảm nhiệm các chức năng sinh học sau đây:

  • Sản xuất trứng (noãn bào)
  • Vận chuyển trừng từ buồng trứng đến vị trí cần thụ tinh thông qua đường ống dẫn trứng
  • Là nơi cư trú và hoàn thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng
  • Vị trí nuôi dưỡng phôi thai
  • Bộ phận quan trọng để sinh nở

Bộ phận sinh dục ở chó cái 

Bộ phận sinh dục ở chó cái 

II. CẤU TẠO BỘ PHẬN SINH DỤC CỦA CHÓ CÁI

Cấu tạp bộ phận sinh dục chó cái gồm 6 phần: âm hộ, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, gây rộng. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một vai trò và chức năng khác nhau, cụ thể:

1. Âm hộ 

Âm hộ là bô phận được ví như "cửa ngỏ" của cơ quan sinh dục chó cái, chúng bao gồm 2 môi; một ống niệu dục ngoài và một khe thẹn. 

2. Âm đạo

Đi sâu vào trong một chút là bộ phận âm đạo, nó nằm trong xoang chậu (giữa cổ tử cung và tiền đình). Bộ phận này nơi tiếp xúc trực tiếp "dương vật" của chó đực và là đường tiếp dẫn chó con sinh ra. 

3. Tử cung

Tử cung của chó hình chữ Y, có cấu tạo gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Đây là bộ phận nằm giữa phần bụng của bàng quang và phần kết tràng xuống. Kích thước tử công không cố định, chúng thay đổi theo tầm vóc, kích thước của chó cái. 

4. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng được bao bọc bởi túi buồng trừng, đầu ống có hình phễu và được tiếp giáp với buồng trứng và tận cùng là phần tiếp giáp với sừng tử cung. 

5. Buồng trứng

Buồng trứng ở chó cái thường gồm một đôi có hình ovan và hình tròn, nằm ở trong hai túi trứng phía sau thận. Mỗi buồng trứng sẽ được đính bởi dây riêng vào tử cung và dây treo vào cân mạc ngang cửa bụng. 

Buồng trứng vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục cái, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết kích thích tố estrogen, progesterone.

6. Dây rộng

Dây rộng ở đây là những nếp gấp phúc mô dùng để treo các cấu tạo bộ phận sinh dục chó cái bên trong, ngoại trừ âm đạo. Cấu tạo của dây rộng gồm 3 phần:

  • Màng treo buồng trứng
  • Màng treo ống dẫn trứng
  • Màng treo tử cung 

Hình ảnh cấu tạo của cơ sinh dục chó cái

Hình ảnh cấu tạo của cơ sinh dục chó cái

CÂU HỎI??? Một năm chó đẻ mấy lứa? Mỗi lứa bao nhiêu con?

III. CHÓ BỊ CHẢY MÁU Ở BỘ PHẬN SINH DỤC

Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục có thể là do đến ngày kinh nguyệt hoặc cùng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tử cung ở chó cái. Bệnh thường xảy ra ở tất cả các giống chó. Khi bị bệnh, chúng sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Chó sốt cao, dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, cơ thể ủ rũ, nôn mửa
  • Quan sát vùng bụng thấy phình to, sờ vào thấy cứng
  • Dáng đi hai chân dạng ra, vùng hông đau, chó hay quay đầu lại phía sau để nhìn
  • Âm đạo của chó sưng, đỏ rát
  • Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục kèm theo dịch mủ, mùi hôi tanh

Hình ảnh bệnh viêm tử cung ở chó - bộ phận sinh dục chó cái

Hình ảnh bệnh viêm tử cung ở chó

Chó bị viêm tử cung có nguy hiểm không? Viêm tử cung ở chó không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí còn gây tử vọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện cún cưng nhà bạn có dấu hiệu chảy máy ở bộ phận sinh dục thì cần phải nhanh chóng tìm đến thu y đề điều trị nhanh nhất.

IV. CÁCH CHĂM SÓC BỘ PHẬN SINH DỤC CHÓ ĐỰC, CÁI

Để đảm bảo bộ phận sinh dục chó không bị nhiễm bệnh, người nuôi cần phải chăm sóc như sau:

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn cho chó
  • Nơi ở của chó phải đảm bảo sạch sẽ, dọn vệ sinh 1 ngày/ 1 lần
  • Các dụng cụ đựng thức ăn, nước uống cần được vệ sinh sau mỗi bữa ăn
  • Bổ sung các loại chất dinh dưỡng, Vitamin trong thời kỳ chó mang thai
  • Theo dõi, kiểm tra ngày "đèn đỏ" của chó, không được để chó cái quan hệ với nhiều con đực

Bài viết trên đây HappyVet đã chia sẻ chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục chó cái, hy vọng sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho người nuôi thú cưng. Xem thêm nhiều kiến thức "chăm sóc chó, mèo" tại website happyvet.vn

XEM THÊM:

Tìm kiếm liên quan:

- Chu kỳ sinh sản của chó

- Cách nhận biết chó đực chó cái

- Chó cái có kinh bỏ ăn

- Chó ra dịch màu xanh

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm