Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chú mèo cưng của bạn đang mang thai. Bạn muốn giúp đỡ mèo mẹ nhưng lại không biết khi nào chúng sẽ sinh. Hiểu được những lo lắng này, hôm nay, Happyvet sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu nhận biết mèo sắp đẻ và những việc cần làm để hỗ trợ mèo mẹ trước khi sinh cũng như trong quá trình sinh để đảm bảo mèo con được chào đời một cách khỏe mạnh, an toàn. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
- Khi sắp bước sang giai đoạn sinh con khoảng một tháng, mèo mẹ thường kêu nhiều, đi khỏi nhà vài ngày rồi quay về.
- Mèo bồn chồn, lo lắng, đi lại chậm chạp.
Mèo mẹ lo lắng, bồn chồn
- Mèo mẹ thường đi loanh quanh tìm kiếm những khu vực kín đáo để làm ổ. Nếu muốn biết chính xác nơi mèo đẻ và tiện cho việc chăm sóc những chú mèo con, bạn nên chuẩn bị cho chúng một cái ổ ấm áp, đặt tại nơi ít người qua lại và ánh nắng mặt trời, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
- Mèo mẹ thở gấp gáp, kêu rên nhiều hơn, bụng võng xuống, dáng đi khệnh khạng, thận trọng. Khi sờ tay lên bụng sẽ thấy nó hơi cứng cứng. Lúc gần ngày sinh, bụng có hình dạng hai bên không đồng đều, có chỗ nhô hẳn ra, cứng hơn bình thường. Đừng lo lắng vì đây là điều bình thường ở tất cả các con mèo mà thôi.
- Bên ngoài bộ phận sinh dục sưng to, mềm nhão ra, khu vực bầu vú căng to hơn, nếu bạn dùng tay bóp nhẹ sẽ thấy sữa rỉ ra.
Bầu vú to và căng hơn
- Mèo thường hay liếm láp cơ thể, đặc biệt vùng âm hộ và bụng.
- Thân nhiệt giảm xuống còn 36.9- 37.9 độ, thấp hơn so với bình thường 1- 2 độ.
- Mèo mẹ chán ăn, bỏ ăn thậm chí đôi khi còn có triệu chứng nôn ói.
Lưu ý: Cần đưa mèo mẹ tới gặp bác sỹ thú y ngay nếu thấy xuất hiện các hiện tượng sau:
- Mèo mẹ ra máu trước thời kỳ chuyển dạ. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể nhau thai đã bị vỡ.
- Có dịch màu xanh lá hơi vàng tiết ra ở âm hộ, mèo mẹ có thể đã bị nhiễm trùng tử cung.
- Dịch màu xanh nhạt cảnh báo vấn đề nhau thai bị phân tách.
=> XEM THÊM: Mèo mang thai trong bao lâu thì đẻ
Trước thời điểm mèo chuyển dạ một đến hai tuần, bạn nên bắt tay vào công tác sắp xếp, chuẩn bị những vật dụng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất mèo mẹ khi sinh và nuôi con sau này. Đó là:
- Đưa mèo đến cơ sở thú y khám thai đều đặn nhưng đến cuối kỳ thì nên dừng lại việc này. Thay vào đó là mời bác sỹ tới nhà để kiểm tra, thăm khám.
Đưa mèo mẹ đi khám thai định kỳ
- Thông thường, từ ngày thứ 66 trở đi, mèo mẹ sẽ bắt đầu chuyển dạ. Do đó, hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con khi nó mang thai được khoảng 42 ngày.
- Tăng cường bổ sung thức ăn nhiều tinh bột để mèo mẹ có nhiều sữa hơn. Tuyệt đối không cho mèo mẹ ăn các đồ cay nóng, cứng hoặc thức ăn thừa từ ngày hôm trước.
- Không tiêm hoặc cho mèo uống bất cứ loại thuốc nào. Nếu mèo bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ.
- Làm một chiếc ổ ấm áp, gọn gàng đặt ở nơi ít sáng, ít gió, ít người qua lại.
+ Nếu không có điều kiện để mua một chiếc ổ riêng cho chú mèo của mình, bạn có thể sử dụng hộp xốp hoặc thùng bìa carton để tận dụng làm ổ. Thêm vào bên trong ổ một vài miếng vải khô, trơn, mỏng cho thoáng mát, đồng thời giữ ấm cho cả mẹ lẫn con.
+ Diện tích không gian ổ phải đủ rộng, không chật chội, gò bó. Với những chú mèo thường ngày có tấm ổ đệm để nằm vì chúng khá dày, khi mèo sinh chất bẩn, máu sẽ dính vào, rất khó để giặt sạch lại.
Làm cho mèo mẹ một cái ổ ấm áp
- Dùng kéo cắt tỉa bớt lông quanh khu vực âm hộ và bầu vú. Như vậy khi sinh, lông mèo sẽ bớt dính bẩn, khiến chúng mất nhiều thời gian làm sạch, cũng như giúp mèo con dễ dàng ăn bú sữa mẹ.
- Chuẩn bị khăn sạch và nước ấm để khi mèo mẹ sinh con có thể lau cho cả mẹ lẫn con.
- Bạn có thể chuẩn bị thêm một chút sữa bột cho mèo và bình sữa nhỏ, sẵn sàng pha cho mèo con ăn nếu không may chú mèo mẹ đó không có sữa cũng như bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho mèo mẹ sau sinh.
- Nếu mèo mẹ khó đẻ hay có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay tới bác sỹ thú y để yêu cầu trợ giúp.
Liên hệ với bác sỹ thú y
- Khi mèo chuyển dạ, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát và giữ yên lặng.
- Tránh gây ra tiếng động vì nó sẽ khiến mèo mẹ lo lắng, bất an và di chuyển đến nơi khác để tiếp tục sinh con.
- Lớp màng bao bọc bên ngoài mèo con cần được mèo mẹ liếm sạch, đảm bảo hô hấp cho những chú mèo con ổn định, cũng như không bị viêm nhiễm sau này.
- Một số trường hợp mèo mẹ lần đầu sinh con không biết liếm. Trong trường hợp này bạn cần phải can thiệp, ngay lập tức phá vỡ lớp màng ngoài này rồi dùng khăn khô, mềm lau sạch. Tuy nhiên, trước đó, bạn phải tháo hết các trang sức trên tay, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
- Khi mèo sinh xong, kiểm tra xem trong cơ thể mèo mẹ có sót lại nhau thai hay không. Nếu có, bạn cần lấy chúng ra vì nó sẽ khiến mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần thận trọng, đừng cố gắng lôi mạnh nhau thai ra vì có thể dây rốn sẽ bị kéo theo khiến mèo mẹ tử vong.
Chỉ can thiệp khi mèo khó đẻ
- Mèo mẹ thường ăn nhau thai sau khi sinh con. Đó là nguồn dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên cho chúng ăn hết số nhau thai đó mà chỉ cho ăn một hai cái nếu không muốn chúng bị nôn mửa, tiêu chảy.
- Trong trường hợp mèo mẹ không thể hoặc không biêt cắn đứt dây rốn của mình, hãy gọi cho bác sỹ thú y để xin ý kiến.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu mèo sắp đẻ cũng như những điều cần phải lưu ý để mèo mẹ có thể sinh con an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong công tác chuẩn bị để chào đón những thiên thần mèo con bé nhỏ.
Bình luận, Hỏi đáp