Dịch cúm H5N1 có lây từ người sang người không?

  • 05/03/2020
  • Thời gian đăng: 17:24:47
  • 0 bình luận

Dịch cúm H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, có thể lây sang người và thậm chí gây tử vong. Vậy câu hỏi đặt ra là dịch cúm H5N1 có lây từ người sang người không? Có chữa được không? Hãy cùng HappyVet đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm A (H5N1) gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua đường tiếp xúc với vật chủ mang mầm bệnh. Đầu năm 2020, trong khi dịch viêm phổi cấp tính virus Corona còn đang diễn biến khó lường tại Trung Quốc thì cúm H5N1 đang bùng phát tại tỉnh Hồ Nam và lan rộng ra các nước lân cận gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi và cướp đi sinh mạng của hàng trăm người tại đất nước này.

Dịch cúm H5N1 là bệnh gì?

Bệnh cúm gia cầm (AI) H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm, chúng có khả năng xâm nhập vào một số loài động vật có vú. Loại virus này được phát hiện đầu tiên tại Italy ở đầu thập niên 1990, cho đến nay chúng đã xuất hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gia cầm này có tên khoa học là avian influenza thuộc nhóm cúm A của họ Orthomyxciridae. Đây là loại dịch bệnh nguy hiểm vì chúng có thể làm chết đột ngột hàng loạt và lây lan nhanh ở gà, vịt, ngỗng, chim nuôi, chim hoang dã,... 

Virus H5N1 chúng có thể sống trong nước, đất và phân gia cầm từ 2 - 3 tuần và gây chết ở nhiệt độ >700C. Chúng có thể tồn tài ở điều kiện nhiệt độ thấp ở trong tủ lạnh đến vài tháng. 

 

Hình ảnh virus H5N1

Hình ảnh virus H5N1

Triệu chứng của dịch cúm H5N1

  • Gia cầm chết hàng loạt không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
  • Chảy nước mắt, nước dãi, đứng thành tụm, uể oải, mệt mỏi, đầu gật gù, hay gục xuống đất, biếng ăn, khó thởi.
  • Mào gia cầm bị tím tái, bị phù và có thể có những điểm xuất huyết.
  • Điểm xuất huyết ở những chỗ vùng da có lông, đặc biệt là vùng chân.

Gia cầm bị nhiễm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ vật chủ bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh, lây nhiễm gián tiếp thông qua phân, chất độn chuồng, lông gia cầm chứa mầm bệnh. 

Gà bị nhiễm virus H5N1

Gà bị nhiễm virus H5N1

Dịch cúm H5N1 có lây sang người không?

Virus H5N1 có thể lây từ gia cầm sang người, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể khi con người ăn phải thịt bị nhiễm bệnh do nấu nướng không chín, ăn tiết canh, vệ sinh cá nhân không tốt, bàn tay không sạch cũng tạo điều kiện cho việc mắc các bệnh cúm H5N1. 

Các triệu chứng khi con người bị nhiễm dịch cúm H5N1 ở người rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm thông thường như việc sốt cao đột ngột trên 38 độ C, đôi khi rét run và mắt đỏ. Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy các phủ tạng và dẫn đến tử vọng nếu không được điều trị kịp thời. 

Một số dấu hiệu cúm H5N1 ở người được biểu hiện như sau:

  • Bệnh biểu hiện từ 2 - 7 ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh.
  • Người nhiễm bệnh sốt cao, ho, viêm họng, đau cơ, đau đầu, khó thở,..
  • Một số trường hợp buồn nuôi, tiêu chảy, nhiễm trùng mắt nhẹ.

Dịch cúm H5N1 ở người với biểu hiện sốt cao, đau đầu

Dịch cúm H5N1 ở người với biểu hiện sốt cao, đau đầu

Dịch cúm H5N1 có lây từ người sang người không?

Theo Forbes, virus H5N1 thường cư trú ở bên trong những tế bào nằm sâu trong phổi, không thể gây nhiễm ở đường hô hấp nên bạn có thể yên tâm vì chúng khó có thể lây từ người qua người. 

Mặt khác, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, virus cúm gia cầm lây truyền từ gia cầm sang người qua tiếp xúc với phân hoặc các dịch tiết ở mắt, mũi, miệng, mắt hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh những chưa ghi nhận trường hợp lây từ người sang người. Do đó, khi chăm sóc người nhà bị nhiễm virus bạn không nên quá lo lắng nhưng cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Dịch cúm H5N1 có lây từ người sang người không?

Dịch cúm H5N1 có lây từ người sang người không?

Dịch cúm H5N1 có chữa được không?

Mặc dù virus H5N1 có tốc độ lây lan nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có thể điều trị khỏi 100% nếu phát hiện sớm. Do đó, khi phát hiện dịch bệnh, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Cách ly người nhiễm bệnh và thông báo đến cơ quan y tế dự phòng.
  • Trong vòng 48 tiếng, tiến hành dùng thuốc kháng virus độc lập hoặc kết hợp với Oseltamivir, zanamivir càng sớm càng tốt.
  • Những người có dấu hiệu nhiễm bệnh do suy hô hấp do thiếu oxy nghiệm trọng, cần đảm bảo cho các bệnh nhân bằng việc hút đàm, thở máy. Để đầu bệnh nhân nằm cao 30 - 40 độ. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu thở nhanh nông, cần tiến hành nhanh chóng cho thở máy và lập tức thông khí nhân tạo giúp cung cấp khí oxy cho quá trình hô hấp. Nếu tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện thì tiến hành biện pháp thở CPAP.
  • Sử dụng các loại thuốc hạ sốt chuyên dụng.
  • Tiến hành các xét nghiệm giúp theo dõi đường máu và xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân bị nhiễm dịch cúm H5N1.

Cúm H5N1 có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời

Cúm H5N1 có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời

Thực trạng dịch cúm H5N1 tại Việt Nam

Cách đây 10 năm (2004 - 2014), Việt Nam được ghi nhận là đất nước có nhiều trường hợp mắc cúm H5N1 với tỷ lệ tử vong cao (64 người). Từ đó đến nay, trung bình hàng năm Việt Nam phải tiêu hủy hàng trăm nghìn con gia cầm. Năm 2018, Việt Nam đã thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng cúm H5N1 thành công, dự kiến những năm tới loại vaccine này sẽ được cấp phép lưu hành.

Từ đầu tháng 1/2020 cho đến nay, Việt Nam chỉ phát hiện một ổ dịch và đã được kiểm soát kịp thời, tiến hành tiêu hủy hoàn toàn số gia cầm bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gia cầm tại 26 tỉnh thành phố cho kết quả 1,19% kết quả dương tính với cúm H5N1.

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mưa gió thất thường, cùng với sự bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc thì nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát ở nước ra là rất cao. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, các trang trại chăn nuôi cần thực hiện phương châm phòng bệnh là chính.

Tình hình cúm H5N1 ở Việt Nam

Tình hình cúm H5N1 ở Việt Nam

Biện pháp phòng dịch cúm H5N1

  • Tiêm phòng vaccine cho gia cầm theo định kỳ.
  • Tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm.
  • Đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm lậu vào Việt Nam.
  • Chỉ ăn thịt, trứng và các dòng sản phẩm được nấu chín kỹ.
  • Mua thịt gia cầm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm dịch.
  • Tuyệt đối không ăn tiết canh gia cầm bị ốm, chết.
  • Định kỳ xét nghiệm Pockit PCR phát hiện sớm virus gây bệnh trên gia cầm.
  • Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng chuyên dụng sau khi tiếp xúc với gia cầm.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh, đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm.
  • Khi phát hiện sốt cao >380C cùng với các triệu chứng đau ngực, khó thở, đau đầu, cơ thể mệt mỏi khi tiếp xúc với người bệnh thì cần phải đeo khẩu trang ngay.

Mặc dù dịch cúm H5N1 chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm từ người quan người, nhưng chúng ta cần cảnh giác với dịch bệnh, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình mình. HappyVet khuyến cáo người dân không nên chủ quan trước dịch bệnh.

Hướng dẫn sử dụng máy Pockit Micro Duo chẩn đoán bệnh trên gia cầm

Tìm kiếm liên quan:

- H5N1 ở Việt Nam

- Cấu tạo virus H5N1

- Cúm H5N1 có chữa được không

- Triệu chứng cúm H5N1 ở vịt

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm