Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) và phương pháp chẩn đoán chính xác

  • 30/05/2019
  • Thời gian đăng: 16:36:53
  • 0 bình luận

Đầu tháng 7/2019 bệnh dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó, ngày 19/02/2019 Cục Thú Y Việt Nam đã thông báo chính thức dịch tả Châu Phi xuất hiện tại Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc như Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên... Vì thế, cần hiểu hơn về loại dịch bệnh này và phương pháp chẩn đoán chính xác để bảo vệ đàn heo.

 

I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

 

Dịch tả lợn Châu Phi là gì?

Bênh dịch tả lợn Châu Phi như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người. Chúng có tên tiếng Anh là ASF viết tắt của từ African swine fever. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiệm ở lợn do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mô và dịch cơ thể lợn bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, bao gồm cả dịch mũi, miệng, nước tiểu, phân hoặc tinh dịch. Virus cũng lây lan qua vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nhiễm bệnh.

Đối với lợn rừng, virus không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, nhưng vẫn có thể lây sang mọi giống lợn và chúng tồn tại trong thịt lợn đông lạnh một thời gian dài sau khi giết mổ, kể cả trong thịt lợn muối và thịt lợn hun khói.

Dịch tả lợn Châu Phi là gì - Căn bệnh đang bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam

Dịch tả lợn Châu Phi - Căn bệnh bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam

Triệu chứng của dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 - 15 ngày, vật nuôi có thể chết rải rác sau 6 - 13 ngày bị nhiễm bệnh với các triệu chứng như sau:

- Lợn bắt đầu sốt cao lên đến 40 - 42° C.

- Chúng xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như chán ăn, bỏ ăn, ủ rũ, nằm một chỗ, đi lại vô cùng khó khăn.

- Có dấu hiệu kiệt sức, nôn mửa, chảy máu mũi, chảy máu trực tràng và bắt đầu tiêu chảy.

- Ở lợn trắng có các dấu hiệu: mũi, tai, đuôi và chân màu xanh tím.

- Xuất huyết tím trên da lấm chấm, đặc biệt là ở tai và sườn.

- Lợn rùng mình, hay tụ lại thành đám.

- Chúng hô hấp không bình thường.

- Hôn mê và chết sau vài ngày.

- Một số có biểu hiện viêm kết mạc.

- Lợn nái thường bị sảy thai hoặc thai lưu - Có thể kiểm tra virus trên thai.

- Một ngày trước khi chết lợn sẽ có các triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, khó thở, phân có chất nhầy và máu.

- Bệnh dịch lợn tả Châu Phi có thể kéo dài từ 5 - 30 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100%.

Hình ảnh miêu tả các triệu chứng của dịch tả lợn Châu Phi

Hình ảnh miêu tả các triệu chứng của dịch tả lợn Châu Phi

Nguyên nhân gây ra dịch tả lợn Châu Phi

Virus dịch tả lợn Châu Phi ASFV là nguyên nhân gây ra dịch lợn tả châu phi trong thời gian vừa qua. Đây là loại virus ADN sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm virus.

ASFV là loại virus gây xuất huyết ở lợn mà ít gây bệnh cho các loài động vật khác, ASFV bắt nguồn từ Châu Phi cận Sahara và chúng tồn tại trong tự nhiên thông qua một chu kỳ lây nhiễm từ ve và lợn rừng (loại lợn có lông rậm).

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân dẫn tới dịch lở mồm long móng 

 

Virus ASFV là nguyên nhân chính gây dịch tả Châu Phi

Virus ASFV là nguyên nhân chính gây dịch tả Châu Phi

Chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi (ASF) như thế nào?

Lợn chết trong thời kỳ mới bùng phát dịch tả lợn châu Phi có thể không có bất kỳ bệnh tích nào nhưng thời kỳ sau lại rất đáng chú ý: Xuất huyết hạch bạch huyết, thận, tim và phúc mạc. Có thể có dịch thẩm xuất trong các xoang cơ thể và phổi, nách sưng, sẫm màu và dễ nát.

Tuy nhiên, đây là những triệu chứng lâm sàng khó có thể phân biệt được với dịch tả lợn cổ điển nên cần phải được chẩn đoán phân biệt bằng phản ứng chuỗi polymerase hóa Pockit PCR. Mẫu bệnh phẩm gồm máu, hạch lympho, lách và huyết thanh cho chẩn đoán huyết thanh học ở những trường hợp mãn tính khi lợn bị nhiễm bệnh từ 8 - 21 ngày.

Các trang trại nuôi nên sử dụng máy xét nghiệm Pockit Micro hoặc máy Pockit Xpress để sử dụng và phát hiện sớm bệnh dịch tả Châu Phi cho kết quả chỉ trong 1 giờ ngay tại trại nuôi.

Xét nghiệm, chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả trong vòng 1 giờ ngay tại trại nuôi

Xét nghiệm, chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả trong vòng 1 giờ ngay tại trại nuôi

Sử dụng máy xét nghiệm dịch tả Châu Phi - POCKIT Micro

Sử dụng máy xét nghiệm dịch tả Châu Phi - POCKIT Micro

Chẩn đoán nhanh dịch tả Châu Phi cho kết quả trong 1 giờ đồng hồ bằng máy POCKIT Xpress

Chẩn đoán nhanh dịch tả Châu Phi bằng máy POCKIT Xpress

Những hình ảnh đặc trưng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Đồng hành cùng người chăn nuôi, kỹ sư HappyVet đã ghi lại được các hình ảnh dịch bệnh tả lợn Châu Phi trong thời gian vừa qua.

Hình ảnh đàn lợn bị chết do nhiễm virus dịch tả lợn châu phi

Hình ảnh đàn lợn bị chết do nhiễm virus dịch tả lợn châu phi

Tiêu hủy ổ dịch tả lợn Châu Phi

Tiêu hủy ổ dịch tả lợn Châu Phi 

II. TÌNH HÌNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Cho tới thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt mà còn gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các trang trại nuôi tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì thế, việc xác định đường lây nhiễm sẽ giúp nhà chăn nuôi có các biện pháp phòng tránh tốt nhất, kịp thời và hiệu quả nhất. 

Vậy dịch tả lợn Châu Phi lây qua đường nào?

Sự truyền nhiễm của ASF rất nhanh chóng, chúng có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau có thể là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng có thể lây lan do nhiều nguyên nhân chủ quan khác, cụ thể:

Qua 2 con đường truyền bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

- Trực tiếp khi lợn tiếp xúc với lợn rừng bị nhiễm bệnh ASF.

- Gián tiếp qua các vật trung gian, khi con người đi đến những vùng vị nhiễm bệnh và họ vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực bị nhiễm bệnh về trang trại của mình. Những yếu tố gây bệnh gián tiếp có thể do những con bọ, côn trùng có trong vùng cận nhiệt đới, môi trường nước bị nhiễm bẩn, xe vận chuyển bị nhiễm bẩn và những sự lây truyền tương tự như các loài virus khác.

Dịch tả lợn Châu Phi có thể bị lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau

Dịch tả lợn Châu Phi có thể bị lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau

Vậy thức ăn có phải là nguyên nhân lây lan dịch tả lợn Châu Phi hay không?

Có thể nhiều người chưa biết, virus ASF có sức đề kháng rất cao, chúng có khả năng sống trong thức ăn từ 6 tháng cho đến vài năm. Nó cũng tồn tại trong chuồng heo bỏ không ít nhất 30 ngày nếu không được loại bỏ triệt để.

=> Ví dụ: Thịt lợn bị nhiễm bệnh không được nấu chín mà để đông lạnh thì virus ASF vẫn có thể tồn tại trong thịt ít nhất là khoảng 6 tháng.

Do đó, những nguyên liệu chế biến thức ăn cho lợn như ngũ cốc, ngô phơi ở những nơi có dịch bệnh sẽ hiện diện nguy cơ chứa mầm gây bệnh ASF. Kết quả nghiên cứu của Dee et al.,2018 vừa qua đã cho thấy virus ASF có thể tồn tại trong nguyên liệu thức ăn sấy khô ít nhất 30 ngày.

Tuy nhiên, khả năng thức ăn gây lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi là rất thấp vì các nguyên liệu khi được nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt virus ASF. Nhưng cũng có nhiều trường hợp dịch bệnh bùng phát là do việc bảo quản thức ăn tại chuồng trại không đúng cách.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại bao nhiêu quốc gia?

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1957 ở Bồ Đào Nha và lây sang Tây Ban Nha và Pháp,.. vào đầu năm 2019 chúng đã có mặt ở 20 quốc gia, ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc.

Tính đến vào tháng 3 năm 2019, Việt Nam đã xác định có 23 tỉnh thành bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tiêu biểu như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn,...

Mặc dù đã có nhiều phương pháp tiêu diệt ASFV những hiện nay chúng vẫn tồn tại và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp thì dịch tả lợn Châu Phi đã có mặt ở 204 huyện và phải tiêu hủy hơn 1,2 triệu con (chiếm tới 4% đàn heo của cả nước).

Dịch bệnh gây tỷ lệ tử vong cao và hiện không có vắc-xin phòng bệnh, do đó biện pháp tốt nhất là kiểm soát an ninh sinh học tại trang trại.

Dịch tả lợn Châu Phi liệu có lây sang người hay không?

Liệu rằng dịch tả Châu Phi có lây sang người không?

Liệu rằng dịch tả lợn Châu Phi có lây sang người không?

Khi lợn bị dịch tả Châu Phi sẽ có khả năng mắc các loại bệnh nguy hiểm khác như cúm, sốt, tai xanh,... Đây là những căn bệnh có khả năng gây nguy hiểm cho con người bởi chúng làm rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. 

III. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI HIỆU QUẢ NHẤT

Hiện nay bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, người dân cần chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống, tiến hành phun sát trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan

- Tuyệt đối không thực hiện mua bán, vận chuyển và tiêu dùng các loại thịt lợn đã bị nhiễm bệnh. 

- Cách ly các loại gia súc, gia cầm tránh xa trang trại và nguồn nước của đàn heo nhà mình.

- Sử dụng các trang phục bảo hộ, ủng riêng khi bước vào trang trại.

- Khử trùng các loại dụng cụ trước khi sử dụng cho trang trại.

- Các phương tiện vận chuyển vào trại cần được sát trùng loại bỏ mầm bệnh.

- Kiểm soát kỹ chất lượng của nguồn thức ăn.

- Tất cả động vật bị nhiễm bệnh phải được cách ly và tiêu hủy ngay lập tức sau khi xác nhận mang virus dịch tả lợn châu Phi.

Đối với những trai trạng chưa có dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì cần phải sử dụng ngay máy PCR Pockit Micro hoặc máy Poclit Xpress để chẩn đoán và sàng lọc những con bị nhiễm bệnh.

Người tiêu dùng cần mua thịt lợn tại những nơi có nguồn gốc rõ tàng, uy tín, thực hiện nguyên tắc "ăn chín uống sôi". Giá heo hơi cũng đang có diễn biến tăng lên cao vì thế người dân cần hết sức lưu ý về vấn đề này để chọn mua sao cho phù hợp nhất. 

HappyVet chuyên cung cấp các loại thiết bị và giải pháp chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả nhanh chóng, chính xác giúp người nuôi có thể loại bỏ những con bị nhiễm bệnh, cách ly và bảo toàn những con khỏe mạnh ra khỏi vùng nhiễm bệnh một cách nhanh nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 0983.600.953 để được hỗ trợ nhanh nhất.

=>> XEM THÊM: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa dịch tả lợn cổ điển

Tìm kiếm liên quan:

- Phòng và trị bệnh dịch tả lợn

- Triệu chứng bệnh dịch tả Châu Phi

- Triệu chứng dịch tả lợn ở người

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm