Trong năm 2019, gần 5 triệu con lợn đã chết vì dịch tả lợn Châu Phi ASF

  • 17/08/2019
  • Thời gian đăng: 08:50:08
  • 0 bình luận

Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019 gần 5 triệu con lợn ở châu Á hiện đã chết hoặc bị tiêu hủy vì sự lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF), một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến lợn nhà và lợn rừng và được phát hiện lần đầu tiên ở châu Á cách đây một năm. Mặc dù không nguy hiểm đối với con người, căn bệnh này gây tử vong tới 100% lợn mắc bệnh, dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn.

Tình hình dịch ASF từ tháng 8/2018 đến 8/2019

Tình hình dịch ASF từ tháng 8/2018 đến 8/2019

ASF có mặt ở nhiều quốc gia châu Á: Campuchia, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Mông Cổ, Việt Nam, …. Với sự hỗ trợ của FAO, các quốc gia khác trong khu vực đang tăng cường nỗ lực chuẩn bị để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.

Vì chưa có vaccine thương mại nên cần sử dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch hiệu quả khác. Các quốc gia phải giám sát ở biên giới, đường bộ, đường biển, đường hàng không. Trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh và lây lan qua việc vận chuyển lợn bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm. Khi dịch bùng phát cần phải được báo cáo ngay lập tức.

FAO đang kêu gọi các nước có nguy cơ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học hiệu quả để ngăn ngừa lợn bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh vượt qua biên giới.

Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1920. Trước sự bùng nổ của châu Á, trong khi châu Âu dịch bệnh lây lan chậm ở một số quần thể lợn hoang dã. Nhiều quốc gia đã đưa ra những kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào lãnh thổ.

Hạn chế sự lây lan của bệnh

Lợn khỏe mạnh có thể bị bệnh thông qua tiếp xúc với lợn bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi có máu. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu một con lợn ăn thịt lợn sống hoặc các sản phẩm thịt lợn nhiễm mầm bệnh chưa nấu chín. Giày dép, quần áo, dụng cụ hoặc thiết bị chăn nuôi bị ô nhiễm của công nhân nông trại cũng trở thành nguồn lây nhiễm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh, người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi ASF không được vận chuyển lợn hoặc sản phẩm từ lợn của họ, chính quyền địa phương và cơ quan thú y giám sát việc xử lý xác lợn thông qua đốt hoặc chôn cất tại chỗ, đồng thời các quốc gia cần có chiến lược bồi thường hợp lý hỗ trợ hợp tác cùng người chăn nuôi.

Các trang trại, cơ sở thú y hay các khu cung cấp thịt lợn sạch cần tiến hành xét nghiệm PCR Pockit để sàng lọc và loại bỏ những con bị nhiễm bệnh trước khi cung cấp ra thị trường.

Hình ảnh tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi

 

Tiêu hủy lợn chết vì mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Tác động kinh tế

Sự bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, những người chăn nuôi có thể thiếu chuyên môn hoặc kinh phí để bảo vệ đàn lợn của họ khỏi căn bệnh này.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp thịt lợn chiếm gần 10% trong ngành nông nghiệp của đất nước và thịt lợn chiếm gần ba phần tư lượng thịt được tiêu thụ. Cho đến nay, Việt Nam đã tiêu hủy khoảng ba triệu con lợn trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này, làm dấy lên mối lo ngại rằng ASF có thể góp phần làm tăng sự mất an toàn thực phẩm trong các cộng đồng các nước đang bị dịch uy hiếp.

Ở Trung Quốc, có ít nhất 26 triệu người chăn nuôi lợn và khoảng 50% tổng sản lượng thịt lợn là của các trang trại quy mô nhỏ.

Nhiều trạng trại đã mất toàn bộ đàn lợn của mình vì căn bệnh này và phải mất nhiều năm các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề mới có thể phục hồi sau những ảnh hưởng kinh tế xã hội của dịch bệnh gây ra.

==> Xem ngay==> Phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Phản ứng khẩn cấp của FAO

Trung tâm quản lý khẩn cấp của FAO về Thú y (EMC-AH) đã triển khai một số đội phản ứng để hỗ trợ các quốc gia trong việc khống chế bệnh, phối hợp với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Các đội phản ứng làm việc với đại diện chính phủ, cơ quan thú y của mỗi quốc gia để tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong và xung quanh trang trại. Đồng thời tư vấn kỹ thuật loại bỏ hậu quả, tiêu chuẩn phúc lợi động vật quốc tế.

EMC - AH cũng đã trả lời các yêu cầu từ các quốc gia không có ASF trong khu vực châu Á để được hướng dẫn bảo vệ chống lại căn bệnh này. Ngoài ra, trung tâm đã thành lập Nhóm chỉ huy sự cố ASF để hợp lý hóa các hoạt động thông điệp của FAO về căn bệnh này.

Sự thật về dịch tả lợn châu Phi

  • Virus không nguy hiểm với con người, nó chỉ ảnh hưởng đến lợn (nuôi và hoang dã).
  • Virus có sức đề kháng tốt, tồn tại trong thời gian dài trong các sản phẩm thịt lợn khô, đông lạnh. Lợn được chữa khỏi có nguy cơ cao mang virus.
  • Virus lây lan qua việc cho lợn ăn thức ăn có chứa thịt lợn bị ô nhiễm mầm bệnh, chưa nấu chín.
  • Tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt sẽ làm giảm khả năng bệnh lây lan hoặc xâm nhập vào trang trại.
  • Kiểm soát biên giới chặt chẽ giảm cơ hội ASF được đưa vào lãnh thổ.
  • Hiện tại chưa có vaccine thương mai hiệu quả chống lại virus gây bệnh dịch tả châu phi.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang diễn biến khá phức tạp, người nuôi cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho đàn lợn của trang trại, nhất là thời điểm cuối năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhập tình hình dịch bệnh trên website happyvet.vn.

Thực hiện - Trường Sơn

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm