Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thằn lằn da báo hay tắc kè hoa là loài vật khá nổi tiếng ở Mỹ trong nhiều năm qua. Với màu sắc đa dạng, hoa văn sặc sỡ và dễ nuôi, chúng đang dần trở thú cưng trong rất nhiều gia đình. Nếu bạn cũng có hứng thú với thằn lằn da báo Leopard Gecko, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của HappyVet để biết cách nuôi và chăm sóc chúng tốt nhất nhé.
Thằn lằn da báo Leopard Gecko là thú cưng của nhiều người
Thằn lằn da báo thuộc lớp bò sát, họ tắc kè, có nguồn gốc từ Pakistan - Ấn Độ và Afghanistan. Đến cuối thập niên 80, sự sinh sản của thằn lằn da báo bắt đầu trên quy mô lớn.
- Thằn lằn da báo có kích thước tương đối nhỏ nhắn nhưng so với các loài thằn lằn khác thì nó vẫn lớn hơn. Khi trưởng thành, chúng có thể đạt kích thước từ 18 – 28 cm tính cả phần đuôi. Kích thước của con đực trưởng thành thường là 20 – 25cm còn con cái là 17- 20 cm.
- Không giống những loài thằn lằn khác, thằn lằn da báo không có miếng đệm ngón chân để trèo lên bề mặt nhẵn mà thay vào đó có móng vuốt và chúng cũng có mí mắt có thể di chuyển, chớp mắt, nhắm mắt khi ngủ.
- Da trên phần đuôi xếp ngấn với cái đuôi mập mạp. Khi gặp tình thế nguy cấp, chúng có thể tự rụng đuôi để thoát thân và sau đó sẽ mọc cái mới ngắn và xấu hơn đuôi cũ.
Với móng vuốt sắc nhọn, thằn lằn da báo thường thích leo trèo trên đá
Thằn lằn da báo thường sống ở khu vực sa mạc, đồng cỏ khô cằn, nhiều đá.
- Vì sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên chúng chủ yếu hoạt động về đêm còn ban ngày, thằn lằn da báo thường ở trong hang hoặc bóng râm.
- Theo định kỳ, thằn lằn da báo sẽ lột da và ăn hết phần da đó sau khi lột để tiết kiệm năng lượng cũng như tránh sự chú ý của kẻ thù. Thằn lằn con thường lột da nhiều hơn con trưởng thành
- Dù là loài sống trên mặt đất nhưng nhờ bộ móng vuốt, chúng có thể dễ dàng trèo lên đá và cành cây nơi chúng đang ở.
- Thằn lằn da báo thường sống đơn độc, hiếm khi sống thành cộng động hoặc sống với con khác.
Thằn lằn da báo không ăn thực vật mà chỉ ăn các loại côn trùng dế, sâu, giun. Thức ăn yêu thích của chúng là dế mèn.
Trong điều kiện tự nhiên, thằn lằn da báo có tuổi thọ trung bình từ 6 – 10 năm. Với con đực, tuổi thọ có thể lên tới 20 năm. Còn trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống tới 27 năm nếu biết cách chăm sóc. Dưới đây sẽ là chi tiết kỹ thuật nuôi thằn lằn da báo.
- Chuồng nuôi có thể là hộp nhựa, hồ cá hoặc lồng với chiều dài tối thiểu là 50 cm, rộng khoảng 25 cm và cao 30 cm.
- Lớp lót chuồng nên là đất nền, gỗ thông, sỏi, cỏ nhân tạo hoặc giấy báo. Tuyệt đối không sử dụng cát, mùn cưa hoặc những vật liệu quá nhỏ.
Lớp lót chuồng nên làm bằng cỏ nhân tạo
- Trong chuồng, bạn nên bố trí thêm một cái hang hoặc khúc gỗ rỗng để chúng có thể leo trèo và ẩn nấp.
Nhiệt độ thích hợp đối với thằn lằn da báo ban ngày là từ 31 đến 32 độ C và ban đêm là từ 21 đến 24 độ C. Bạn có thể thiết kế thêm một bóng đèn sưởi tối màu nếu nơi để chuồng hạ nhiệt độ khi đêm đến.
Trong chuồng nuôi nên thiết kế thêm một chiếc đèn sưởi tối màu
Ngoài các loài côn trùng, bạn nên bổ sung thêm vitamin D3, canxi dạng bột. Tùy thể trạng của thằn lằn mà phân chia khẩu phần sao cho hợp lý:
- Từ 1 - 4 tháng tuổi: Mỗi ngày ăn 1 - 2 con dế hoặc số lượng vừa phải sâu bột.
- 4 - 8 tháng tuổi: Mỗi ngày ăn 2 - 3 con dế hoặc sâu bột.
- Sau 8 tháng tuổi: Có thể cách 1 ngày cho ăn 1 lần là được.
BÒ SÁT CẢNH VÀ NHƯNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
Thằn lằn da báo thường mắc bệnh gì?
- Bệnh đuôi que: Khi mắc bệnh, chúng thường giảm cân, đuôi teo lại, chán ăn, tiêu chảy, lười vân động. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa.
- Tắc nghẽn ruột: Nếu chọn vật liệu lót chuồng không phù hợp thì thằn lằn có thể ăn phải và bị tắc ruột.
- Còi xương: Nếu điều kiện nuôi nhốt không đủ lượng tia tử ngoại hoặc thằn lằn không hấp thụ được canxi thì sau một thời gian, chúng sẽ bị sưng tấy cơ bắp và không phát triển.
- Tắc trứng: Chế độ ăn không đủ canxi sẽ khiến trứng không thể thoát ra ngoài trong thời gian thằn lằn sinh sản.
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều nơi bán thằn lằn da báo nên bạn có thể dễ dàng tìm mua. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe con giống tốt, bạn nên mua ở những trại nhân giống có uy tín.
Giá thằn lằn da báo trên thị trường khá đa dạng, tương ứng với từng màu sắc, sức khỏe và vóc dáng. Mức giá tối thiểu cho một con thằn lằn da báo dao động trong khoảng 500 – 800.000 đồng/con. Tuy nhiên, có những con giá có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Hy vọng với những thông tin mà HappyVet chia sẻ ở trên, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để nuôi thằn lằn da báo đúng cách. Để xem thêm nhiều bài viết hay và bổ ích hơn, các bạn có thể ghé thăm website happyvet.vn.
XEM THÊM:
Bình luận, Hỏi đáp