Bệnh Leptospirosis ở chó mèo (bệnh xoắn khuẩn) | Triệu chứng và cách chẩn đoán chính xác

  • 28/05/2019
  • Thời gian đăng: 10:44:23
  • 0 bình luận

Bệnh Lepto ở chó (Leptospirosis) tên gọi khác là bệnh xoắn khuẩn ở chó hay bệnh nghệ ở lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều súc vật (bò, chó, ngựa, cừu, dê, lợn, mèo,…) và có thể lây sang người. Các động vật hoang dã là nguồn dịch thiên nhiên lưu trữ mầm bệnh. Chuột mang và thải mầm bệnh ra môi trường. Bệnh Lepto trên người khá nguy hiểm, do 2 chủng L.icterohaemorrhagiae và L.grippotyphosa; công nhân làm vệ sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, cán bộ địa chất, lâm nghiệp rất dễ mắc bệnh.

 

Đặc điểm của bệnh Lepto ở chó

–  Bệnh Lepto ở chó do xoắn khuẩn Leptospira gây ra, những loài động vật khác nhau cảm nhiễm những chủng Lepto khác nhau.

–  Trong tự nhiên, các động vật gặm nhấm như chuột là nguồn lưu giữ xoắn khuẩn suốt đời. Chúng liên tục bài xuất mầm bệnh ra ngoài môi trường làm ô nhiễn nguồn nước và thức ăn, từ đó xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường tiêu hóa vào máu và gây bệnh cho chó lành.

–  Xoắn khuẩn Leptospira có khả năng xâm nhập qua chỗ xây xát của da, niêm mạc; lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh; qua đường sinh dục.

–  Chó có thể nhiêm xoắn khuẩn do ăn thịt sống và những vật bị bệnh hay mang trùng, lúc này xoắn khuẩn xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa rồi vào máu gây bệnh.

–  Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Leptospira sẽ vào hệ thống tuần hoàn để sinh sản, phát triển, tiết độc tố phá hủy hồng cầu làm cho niêm mạc nhợt nhạt, con vật thiếu máu, đái ra máu hoặc huyết sắc tố.

–  Độc tố Leptospira phá hủy thành mạch quản dẫn đến hiện tượng xuất huyết, thấm tương dịch gây phù nề, thủy thũng ở tổ chức liên kết dưới da. Từ máu, xoắn khuẩn Leptospira đến gan, thận.

+ Ở thận: gây viêm bể thận và niệu quản khiến con vật đái ra máu.

+ Ở gan: gây viêm gan, khả năng tiết mật bị hạn chế và túi mật teo, dịch mật đặc, sánh.

Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh Lepto ở chó

Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh Lepto ở chó

Chuột mang và đào thải bệnh leptospirasuốt đời

Chuột mang và đào thải bệnh leptospirasuốt đời

Triệu chứng

Chó thường mắc bệnh Leptospira do L.canicola và L.icterohaemorrhagiae, ngoài ra có thể phân lập được L.pomona và L.grippotyphosa, mắc ở mọi lứa tuổi. Thời gian ủ bệnh Lepto ở chó từ 4 – 12 ngày.

– Con vật sốt 40,5 - 41oC, bỏ ăn, lười vận động.

– Khi thân nhiệt giảm xuống 37 - 38oC, chó ủ rũ, nôn mửa, ỉa chảy, viêm loét niêm mạc miệng.

– Trường hợp bệnh nặng, con vật có chứng hoàng đản do gan bị tổn thương ở các mức độ khác nhau.

– Triệu chứng viêm màng não và viêm vùng hầu họng.

– Con vật có thể chảy máu mũi, nôn ra máu, chó gầy rất nhanh, thân nhiệt hạ, thở khó rồi chết trong vòng 3 - 5 ngày ở thể quá cấp tính.

– Thể mạn tính chó gầy yếu, rụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng ở mắt, yếm và ngực.

– Nước tiểu vàng có mùi khét, tiêu chảy dai dẳng, con cái bị sảy thai, con đực viêm dịch hoàn.

Niêm mạc miệng vàng khi bị bệnh Leptospira

Niêm mạc miệng vàng khi bị bệnh Leptospira

Niêm mạc miệng và niêm mạc mắt vàng

Niêm mạc miệng và niêm mạc mắt vàng

Bệnh tích

- Xác chết thường gầy, thịt có mùi khét.

- Mô liên kết dưới da thấm dịch nhớt, keo nhày dễ đông à thịt ướt.

- Mỡ có màu vàng ở mô liên kết dưới da và các cơ quan bộ phận.

- Túi mật bị teo, thành túi mật dầy lên, dịch mật sánh, quánh, đặc

- Tích nhiều nước vàng trong các xoang : xoang ngực, xoang bụng, x. bao tim.

- Viêm gan: màu vàng hoặc có màu trắng xám. Gan sưng, trên bề mặt gan có các đám hoặc điểm hoại tử.

- Thận: viêm, sưng, bể thận và ống dẫn niệu chứa nước tiểu đỏ hoặc vàng. Trên bề mặt thận có các điểm xuất huyết hoặc hoại tử.

- Bàng quang: viêm niêm mạc bàng quang, bên trong có chứa nhiều nước tiểu màu đỏ hoặc vàng có mùi khét.

Nước tiểu có màu vàng có mùi khét khi bị bệnh lepto ở chó

Nước tiểu có màu vàng có mùi khét

Bệnh tích của bệnh Leptospira

Bệnh tích của bệnh Leptospira

Bệnh tích bệnh lepto ở chó

Hình trái - Thận teo và sơ hóa từ chó 8 tháng tuổi đã có vàng da và suy thận

Hình phải - Thận sưng phồng từ chó bị nhiễm leptospira đã chết

Chẩn đoán

1. Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

– Loài vật mắcbệnh leptospira

– Lứa tuổi

– Thường xảy ra vào mùa mưa, bão lụt

– Tỷ lệ ốm và nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết không cao

– Bệnh thường xảy ra ở những vùng ngập lụt

2. Chẩn đoán vi khuẩn học

– Lấy bệnh phẩm: tùy theo thời gian và thể bệnh, có thể lấy các bệnh phẩm khác nhau.

+ Sốt trong 7 ngày đầu thì lấy máu.

+ Sốt trên 10 ngày tiến hành lấy nước tiểu.

+ Nếu gia súc đã chết thì lấy gan, thận, óc.

- Phương pháp chẩn đoán VKH chỉ có ý nghĩa phát hiện trong cơ thể có hay không có mầm bệnh mà không phát hiện được chủng nào.

3. Chẩn đoán huyết thanh học

– Đây là phương pháp chẩn đoán quan trọng, phát hiện được chủng gây bệnh Lepto ở chó và tiến triển của bệnh.

– Có thể dùng nhiều phản ứng khác nhau như:

+ Phản ứng ngưng kết hồng cầu.

+ Phản ứng kết hợp bổ thể.

+ Phản ứng kháng thể huỳnh quang.

+ Phản ứng ngưng kết - thông dụng nhất và có giá trị hơn cả.

Phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên sống trên phiến kính.

Phản ứng ngưng kết với kháng nguyên chết.

Điều trị lepto trên chó

– Nguyên tắc: dùng kháng huyết thanh tốt nhất, nhưng yêu cầu can thiệp sớm, đúng chủng gây bệnh.

– Dùng kháng sinh: oxytetracyclin, ampicillin, amoxycilin, lincomycin, streptomycin. Kháng sinh nên dùng liều cao với liệu trình kéo dài, tiêm tiếp 3 ngày kể từ khi hết triệu chứng. Dùng amtyo của công ty Hanvet có hiệu quả tích cực.

– Thuốc trợ sức, trợ lực, Vitamin K, C chống cầm máu nâng cao sức đề kháng

– Chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Phòng bệnh

- Vệ sinh phòng bệnh

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

+ Tiêu diệt chuột, ve có trong chuồng trại vì đó là trung gian truyền bệnh.

+ Không cho chó lành tiếp xúc với chó đã bị bệnh Lepto, vì nước tiểu chó bị bệnh mang nhiều xoắn khuẩn nguy cơ truyền bệnh dễ dàng.

- Vaccine phòng bệnh

Về nguyên tắc, vaccin phòng bệnh cần chứa chủng Leptospira phù hợp với chủng nhiễm trên chó của địa phương. Trên thị trường có thể có nhiều loại, thay đổi tùy nơi sản xuất. Có loại chỉ dùng để phòng bệnh xoắn khuẩn, có loại phòng các bệnh khác kết hợp với phòng bệnh xoắn khuẩn (đa giá).

Tiêm vaccine cho chó, phòng bệnh Leptospira

Tiêm vaccine cho chó, phòng bệnh Leptospira

Bệnh Lepto ở chó không gây chết nhiều như bệnh Care, viêm đường ruột cấp tính hay Parvo, nhưng khi bị bệnh chó có thể bị viêm gan, trương bụng, rối loạn toàn thân và tử vong. Do đó, người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tạo môi trường sạch sẽ cho chó sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

=>> XEM THÊM :

Tìm kiếm liên quan: 

- Bệnh Lepto có lây sang người không

- Bệnh lepto ở người

- Bệnh Lepto ở người có nguy hiểm không

- Các bệnh thường gặp ở chó

- Nhiễm Leptospira

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm