Bệnh đẻ khó ở gia súc | Cách can thiệp bò đẻ khó đúng cách

  • 30/07/2019
  • Thời gian đăng: 14:36:13
  • 0 bình luận

Bệnh đẻ khó ở gia súc cực kỳ nguy hiểm, nếu không xử lý đúng cách có thể làm vật nuôi vô sinh, thậm chí gây chết cả mẹ lẫn con. Người chăn nuôi cần phải hiểu biết về triệu chứng, phương thức chẩn đoán cũng như cách xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho cả thú mẹ và thú con trong thời kỳ sinh nở.

Hiện tượng đẻ khó ở gia súc

Trong quá trình sinh đẻ của các loại gia súc trâu, bò, dê, ngựa,… thời gian sổ thai bị kéo dài, bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng khó đẻ.

Hiện tượng khó đẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào từng nguyên nhân mà có những biểu hiện khác nhau.

Hiện tượng bò đẻ khó

Hiện tượng bò đẻ khó

Kiểm tra gia súc trước khi can thiệp

Để quyết định phương pháp can thiệp bệnh đẻ khó ở gia súc thích hợp, trước hết cần phải chẩn đoán kịp thời và chính xác. Phải tiến hành chẩn đoán đẻ khó trên bò, trâu, dê, ngựa,... toàn diện trên cơ thể thú mẹ nói chung, cơ quan sinh dục và trạng thái của thai nói riêng.

  • Kiểm tra tình trạng chung của toàn cơ thể như thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, vận động,… kiểm tra bầu vú và các bộ phân sinh dục bên ngoài.
  • Kiểm tra các biểu hiện điển hình của cơ thể gia súc mẹ để biết gia súc đã hay chưa đến ngày sinh.
  • Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung, kiểm tra màng thai còn nguyên vẹn hay đã vỡ nước ối.
  • Chú ý tới tình trạng dịch tiết đường sinh dục như số lượng, tính cất, màu sắc, mùi dịch tiết.
  • Xác định chiều hướng, tư thế của thai, xác định xem bào thai còn sống hay đã chết. Trường hợp màng ối chưa vỡ có thể kiểm tra thai qua màng nhau, không nên làm vỡ ối quá sớm.
  • Trường hợp màng thai đã rách cho tay vào trong hậu môn của thai nếu thai còn sống sẽ có phản xạ co thắt cơ vòng hậu môn hoặc kéo lưỡi kiểm tra phản xạ, áp tay vào tim xem còn hoạt động không, xác định động mạch rốn còn hoạt động không,… kiểm tra phản xạ của thai phụ thuộc bộ phận của thai sờ thấy.

Kiểm tra thai gia súc trước khi can thiệp bệnh đẻ khó ở gia súc

Kiểm tra thai gia súc trước khi can thiệp

Chuẩn bị trước khi can thiệp

Trước khi can thiệp xử lý bệnh đẻ khó ở gia súc, người thực hiện cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và các biện pháp xử lý rủi ro như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo mọi dụng cụ, thuốc men thiết yếu: bộ đồ can thiệp đẻ khó, dụng cụ phẫu thuật ngoại khoa, thuốc sát trùng, trợ sức, trợ tim, trợ lực.
  • Cố định gia súc ở vị trí đầu thấp đuôi cao, thai lùi vào xoang bụng thuận lợi cho việc xoay sửa thai.
  • Trường hợp gia súc nằm nghiêng phải hay trái tùy thuộc vào vị trí và chiều thuận của tay người làm thủ thuật.
  • Không để gia súc nằm sấp, áp lực xoang bụng và xoang chậu cao, trở ngại đến thao tác thủ thuật.
  • Chẩn đoán chính xác, can thiệp kịp thời ở gia súc lớn, nếu can thiệp chậm khi thai đã lọt vào xoang chậu thành tử cung bọc chặt lấy thai, dịch thai thải hết ra ngoài, đường sinh dục bị khô hay thủy thũng sẽ làm trở ngại thao tác đẩy thai, xoay thai, sửa thai, và kéo thai ra ngoài.

Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ chuyên dụng

Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ chuyên dụng cho gia súc

Các dạng đẻ khó ở gia súc

Các dạng đẻ khó ở gia súc dựa vào kích thước và tư thế của thai, cụ thể:

1. Thai quá to

  • Hiện tượng thai quá to hay gặp ở trâu, bò, dê, cừu, chó ít gặp ở ngựa vì thai ngựa nhỏ và xoang chậu tương đối lớn.
  • Thai quá to dẫn đến hiện tượng bò đẻ khó, có thể do kích tố sinh trưởng được sản sinh ra và hoạt động mạnh thời gian có thai kéo dài, quá ít thai ở gia súc đa thai, giống của gia súc đực to hơn giống của gia súc cái.
  • Khám qua trực tràng có thể phát hiện được tư thế, chiều hướng của thai.
  • Dùng dầu bôi trơn thụt trực tiếp vào tử cung. Dây sản khoa cố định vào 2 chân trước của thai, người đỡ cho 1 ngón tay vào miệng 4 ngón tay còn lại giữ chặt lấy hàm dưới, 4 ngón tay còn giữ chặt hàm dưới, kết hợp nhịp nhàng giữa dây sản khoa và tay, giữa người chính và người phụ, kéo thai ra ngoài.
  • Nếu bào thai đã chết dùng móc nhọn móc vào hố mắt, mũi, miệng để kéo thai ra ngoài.
  • Kéo thai phải phù hợp theo từng nhịp rặn đẻ của gia súc mẹ.
  • Kéo thai phải đúng theo hướng của trục xoang chậu.
  • Khi đầu thai ra ngoài, người phụ phải dùng hai tay đỡ lấy đầu thai để đường sinh dục ngoài không bị rách.

2. Tư thế của thai không bình thường

Tư thế của thai không bình thường dẫn đến bệnh khó đẻ ở gia súc

Tư thế của thai không bình thường dẫn đến hiện tượng bò đẻ khó

- Đầu và cổ quay sang một bên:

  • Phần đầu của hai chân trước đã bộc lộ ra khỏi mép âm môn nhưng không thấy đầu thai và quá trình sinh để bị đình trệ, chân nào của thai bộc lộ ra ngoài ngắn hơn chứng tỏ đầu thai quay sang phía đó.
  • Căn cứ vào trạng thái co bóp của tử cung, sức rặn của con mẹ, vị trí của thai và mức độ đầu, cổ quay sang một bên nhiều hay ít để có những biện pháp can thiệp khác nhau. Nguyên tắc chung dùng tay hoặc nạng sản khoa đẩy lùi thai vào phía trong khi gia súc mẹ ngừng rặn. Dùng tay hoặc dây sản khoa buộc vào hàm dưới kéo đầu và cổ vào xoang chậu.

- Đầu gối của thai ra ngoài trước:

  • Một chân hoặc cả hai chân thai không được duỗi thẳng, chân bị gập lại làm cho đầu gối lọt trước vào xoang chậu.
  • Dùng nạng sản khoa cố định vào vai phía trước của chân thai bị gập đẩy thai lùi vào phía trong. Người đỡ đẻ chính nắm chặt móng chân thai nâng cao chân thai kéo mạnh chân thai ra ngoài đồng thời khi người phụ đẩy thai có thể dùng dây sản khoa buộc chặt vào khớp bàn, sau đó người đỡ chính dùng tay đẩy mạnh khớp gối lên trên và về phía trước đồng thời người phụ kéo dây sản khoa để chân thai được thẳng ra.

- Vai của thai ra trước:

  • Một hay cả hai chân trước của thai bị gập lại và nằm ở dưới bụng. Khám qua âm đạo chỉ sờ thấy đầu thai hoặc một chân thai dưới.
  • Sử dụng nạng sản khoa cố định vào vị trí giữa ngực và mỏm khớp vai đẩy mạnh thai lên trên và về phía trước. Người đỡ đẻ chính nắm chặt đầu gối của thai kéo mạnh về phía xoang chậu để tạo thành tư thế đầu gối ra trước rồi tiếp tục can thiệp.

- Chân trước của thai đè lên đỉnh đầu:

  • Tư thế này là một hoặc cả hai chân trước của thai đè lên đỉnh đầu của thai.
  • Xử lý bằng việc dùng nạng sản khoa đẩy thai lùi về phía trong. Sau đó, dùng dây sản khoa buộc vào ống chân của thai. Người phụ dùng nạng sản khoa cố định vào trước ngực của thai, đẩy thai về phía trước và lên trên. Người chính kết hợp tay và dây sản khoa để lần lượt kéo từng chân sang bên cạnh và đẩy hàm dưới của thai lên trên rồi kết hợp dùng tay và dụng cụ kéo đầu và chân thai ra ngoài.

- Khoeo của thai ra ngoài trước:

  • Trong quá trình sinh đẻ ở gia súc, nếu đuôi và chân sau ra ngoài trước và một hay cả hai chân sau không duỗi thẳng mà bị gập lại phía trước làm cho thể tích phần đùi và mông của thai tăng lên quá trình sổ thai bị trở ngại, đó là tư thế khoeo ra ngoài trước. Đây là một trong những bệnh khó đẻ ở gia súc khá phức tạp.
  • Người phụ dùng nạng sản khoa cố định vào chỗ lõm của xương ngồi và gốc đuôi, người chính nắm chặt ống hoặc móng chân sau của thai. Kết hợp nhịp nhàng khi người phụ đẩy lùi thai về phía trước, người chính nâng mạnh đầu móng chân thai làm cho chân thai làm cho chân sau uốn gập lại và móng chân vượt qua phía trước xương ngồi, sau đó kéo thẳng chân sau ra ngoài. Sau khi chân sau thai đã trở lại tư thế bình thường, kết hợp dùng dụng cụ và tay để kéo thai ra ngoài.

bệnh khó đẻ ở gia súc

- Mông của thai ra trước:

  • Tư thế này có thể xuất hiện hai trạng thái: một chân sau duỗi thẳng ra ngoài, chân sau còn lại bị gập cọng lại và nằm dưới bụng; cả hai chân sau của thai bị gập lại và nằm dưới bụng.
  • Trước tiên phải sửa chân sau của thai trở về tư thế khoeo ra trước bằng cách người phụ dùng nạng sản khoa đẩy thai về phía trước, người chính điều chỉnh chân sau thai thành tư thế khoeo ra ngoài trước rồi tiếp tục can thiệp. Trường hợp thai nhỏ mà xoang chậu bình thường nhất là trường hợp chỉ một chân sau không bình thường thì có thể dùng dây sản khoa buộc vào chân thai rồi kết hợp dùng tay và dây sản khoa kéo thai ra ngoài khắc phục tình trạng trâu bò đẻ khó.

xử lý kéo thai ra ngoài khắc phục tình trạng bò đẻ khó

Xử lý kéo thai ra ngoài khắc phục tình trạng đẻ khó ở bò

Trên đây là những chia sẻ của HappyVet về bệnh đẻ khó ở gia súc, trong trường hợp người nuôi không có kinh nghiệm đỡ đẻ thì nên liên hệ với bác sĩ thú y để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Trong quá trình vật nuôi mang thai cần phải có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. Tham khảo thêm thông tin về các bệnh thường gặp ở gia súc tại website happyvet.vn.

=>> Tham khảo ngay : Bệnh tử cung lộn bít tất, âm đạo lộn ra ngoài ở gia súc

Tìm kiếm liên quan:

- Bò quá ngày đẻ

- Lưu ý khi đỡ đẻ cho bò

- Cách nhận biết và xử lý lợn nái khi bị khó đẻ

- Bệnh rặn đẻ quá yếu ở gia súc

- Mổ lấy thai trên bò

- Lợn nái khó đẻ

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm