Điều trị bệnh sát nhau ở gia súc (Restensio placentae)

  • 03/09/2019
  • Thời gian đăng: 16:43:15
  • 0 bình luận

Bệnh sát nhau ở gia súc thường gặp ở trâu bò, bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, khi gặp phải hiện tượng sát nhau sau 10 - 12 giờ cần phải xử lý để lấy nhau thai ra.

Bệnh sát nhau là gì?

Trong quá trình sinh đẻ bình thường, sau khi sổ thai một thời gian nhất định nhau thai sẽ ra phụ thuộc và từng loại gia súc.

  • Trâu bò ra nhau sau 4 - 6 giờ, không quá 14 giờ.
  • Ngựa ra nhau sau 20 - 60 phút.
  • Lợn ra nhau sau 10 - 60 phút.
  • Dê, cừu ra nhau sau 30 phút đến 2 giờ.

Sau khoảng thời gian trên mà nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ thì được gọi là bệnh sót nhau hay bệnh sát nhau ở gia súc. Bệnh phổ biến ở trâu bò.

Bệnh sát nhau ở gia súc là gì

Cấu tạo núm nhau của gia súc

Căn cứ vào mức độ của bệnh, ta chia làm 3 thể:

  • Thể sát nhau hoàn toàn: toàn bộ nhau thai dính với niêm mạc tử cung ở phần hai sừng tử cung.
  • Thể sát nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa thai, nhau thai con đã tách ra khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai, nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.
  • Thể sát nhau từng phần: sau khi sổ thai, đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung nhưng vẫn còn một phần của màng nhung hay một ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung.

Nguyên nhân gây bệnh sát nhau

Nguyên nhân gây bệnh sát nhau ở gia súc là do tử cung co bóp yếu, sức rặn của con mẹ giảm dần do:

  • Trong thời gian có thai gia súc mẹ thiếu vận động nhất là giai đoạn cuối, khẩu phần ăn thiếu khoáng đặc biệt thiếu canxi.
  • Con mẹ quá gầy hoặc quá béo, đẻ song thai (với gia súc đơn thai) hay đẻ quá nhiều thai (với gia súc đa thai).
  • Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều… từ đó làm cho cổ tử cung dãn quá độ, làm giảm đàn tính đàn hồi và sự co bóp.
  • Ngoài ra tất cả những trường hợp đẻ khó đều ảnh hường trực tiếp đến quá trình co bóp tử cung, làm giảm sức rặn của con mẹ dẫn tới nhau thai con không thể tách ra khỏi niêm mạc tử cung gia súc mẹ.

Sức rặn của con mẹ giảm dẫn đến bệnh sót nhau thai ở gia súc

Sức rặn của con mẹ giảm dẫn đến bệnh sót nhau thai ở gia súc

Nhau con và nhau mẹ dính chặt với nhau:

  • Khi viêm nội mạc tử cung, viêm màng thai, nhau thai con và nhau thai mẹ dính chặt với nhau nên mặc dù tử cung co bóp bình thường nhưng nhau thai mẹ và nhau thai con không thể tách rời nhau ra được.
  • Ngoài ra khi gia súc mẹ mắc bệnh Brucellosis, Vibriosis nhau mẹ và nhau con dính chặt với nhau.
  • Riêng ở trâu bò do cấu tạo của núm nhau mẹ và nhau con rất đặc biệt, chúng liên kết với nhau theo hình thức cài răng lược khá chặt chẽ nên sau khi sô thai chỉ cần tử cung co bóp yếu cũng dễ dàng gây sát nhau.

Triệu chứng bệnh tích

1. Ở trâu bò

Tùy vào mức độ của bệnh sát nhau ở gia súc mà toàn bộ nhau thai còn nằm trong tử cung hoặc một phần màng thai, núm thai con đã tách khỏi núm nhau mẹ và được đẩy ra treo lòng thòng ở mép âm môn, có khi một phần của màng ối đã rời hẳn ra ngoài.

  • Trâu bò xuất hiện trạng thái đau đớn, bồn chồn, khó chịu trong trang thái bị kích thích và cong lưng, cong đuôi mà rặn.
  • Sau khi sổ thai 2 - 3 ngày mà nhau thai không được đẩy ra ngoài, các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong tử cung làm cho nhau thai bị thối rữa và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra hỗn dịch máu, mủ, niêm dịch, mảnh vụn tổ chức tế bào bị phân giải có mùi hôi thối, khó chịu.
  • Càng về sau mức độ biến đổi của nhau thau càng nặng hơn và càng hôi thối hơn.
  • Lúc này con mẹ xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt cao, ăn uống giảm, sản lượng sữa giảm.
  • Nếu thời gian càng lâu mà không được can thiệp khi tình trạng con vật trở lên trầm trọng hơn: ngừng nhai lại, chướng bụng, đầy hơi, ngừng tiết sữa, dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ và con vật có thể bị chết.

Triệu chứng bệnh sát nhau ở trâu bò

Triệu chứng bệnh sát nhau ở trâu bò

2. Ở ngựa

  • Xuất hiện trạng thái đau bụng, rặn mạnh.
  • Ngựa sát nhau hoàn toàn sau 16 - 18 giờ, nhiệt độ lên cao, con vật giảm hoặc bỏ ăn, sữa ngừng tiết. Dịch viêm lẫn máu, mủ, niêm dịch lẫn các mảnh tổ chức hoại tử luôn được thải ra ngoài, dịch có màu hồng xám.
  • Sau đó con vật bị nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ, một vài ngày sau ngựa bị chết.
  • Ngựa có triệu chứng toàn thân và cục bộ biểu hiện nhanh, mạnh hơn trâu bò.

3. Ở lợn

Bệnh sát nhau ở lợn biểu hiện triệu chứng không rõ ràng. Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, thích uống nước và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu nâu.

Triệu chứng bệnh sát nhau ở lợn

Triệu chứng bệnh sát nhau ở lợn

Phương pháp chẩn đoán 

  • Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cục bộ và toàn thân, quan sát trực tiếp qua âm đạo.
  • Trường hợp sát nhau hoàn toàn chỉ nhìn thấy một màng mỏng mà trong đó chính là màng ối và màng niệu còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.
  • Trường hợp sát nhau không hoàn toàn nhìn thấy một số núm nhau con (ở trâu bò) hay một ít nhung mao trên mặt màng nhung (ở ngựa và lợn).
  • Trường hợp sát nhau từng phần, quan sát phần nhau thai đã ra ngoài, trải nó lên mặt đất có thể phát hiện được những chỗ màng thai bị đứt, phần màng thai còn nằm lại trong tử cung.

Quan sát nhau thai đã ra ngoài sau khi đẻ

Quan sát nhau thai đã ra ngoài sau khi đẻ

Điều trị bệnh sát nhau ở gia súc

Đối với trâu bò, quá 14 giờ sau sổ thai mà nhau thai không được thải ra ngoài cần phải can thiệp.

1. Can thiệp bảo tồn

  • Sử dụng các loại thuốc kích thích tử cung co bóp để đẩy nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài.
  • Sử dụng Oxytoxin 30 - 40UI (6 - 8ml) tiêm dưới da ngày 2 lần.
  • Dùng Pituitrin, Stilbestro, Sinestrol, … chú ý phải sử dụng sớm, sau 24 giờ hiệu quả sẽ rất thấp.
  • Trường hợp tử cung mất trương lực cần tiêm Oestrogen, sau 2 - 3 giờ tiêm Oxytoxin hoặc Pituitrin,….
  • Truyền dung dịch nước muối 10% 500ml vào tĩnh mạch kết hợp thuốc bổ, trợ sức trợ lực cho con vật. Tiêm bắp kháng sinh hoạt phổ rộng trong 3 - 5 ngày đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho tử cung.
  • Dùng dung dịch thuốc sát trùng ở nồng độ thích hợp thụt rửa tử cung ngày 1 lần.
  • Sau khi rửa sạch, có thể đặt các loại kháng sinh dạng viên vào tử cung hoặc đặt trực tiếp kháng sinh vào.

2. Can thiệp bằng thủ thuật bóc nhau

Can thiệp bóc nhau thai ở bò

Can thiệp bóc nhau thai ở bò

 

  • Cố định tư thế cho gia súc, buộc đuôi con vật sang một bên
  • Sử dụng dung dịch sát trùng nhẹ để rửa sạch âm môn, gốc đuôi và hai bên mông.
  • Cắt móng tay đề phòng làm sây sát niêm mạc tử cung, vô trung tay và làm trơn tay bằng vaselin hay dầu paraphin.
  • Từ từ, cẩn thận đưa tay vào giữa màng thai và niêm mạc tử cung. Khi tìm được núm nhau mẹ, dùng ngón tay cái tách dần núm nhau con ra khỏi núm nhau mẹ.
  • Tuyệt đối không được bóc phần núm nhau mẹ, gây hiện tượng xuất huyết, tổn thương tử cung.
  • Quá trình tiến hành thủ thuật đòi hỏi mất nhiều thời gian, phải kiên nhẫn, cẩn thận, không vội vàng cẩu thả tránh gây hiện tượng sây sát, tổn thương niêm mạc tử cung.
  • Nếu con vật rặn quá mạnh, cổ tử cung co bóp nhiều, ức chế bằng phương pháp phong bế lõm khum đuôi (tiêm novocain vào huyệt quy vĩ).
  • Sau khi lấy hết nhau thai ra ngoài, rửa lại tử cung bằng các dung dịch thuốc sát trùng ở nồng độ thích hợp. Rồi đặt trực tiếp kháng sinh vào tử cung.
  • Đối với ngựa sau khi sổ thai 1 giờ nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ cần phải tiến hành can thiệp bằng thủ thuật bóc nhau ngay, do phương pháp bảo tồn gần như không có kết quả với ngựa.
  • Đối với lợn chủ yếu sử dụng phương pháp bảo tồn, thụt rửa tử cung bằng thuốc sát trùng.
  • Sau khi can thiệp cần phải theo dõi tiến triển của con vật, tăng cường trợ sức, chú ý công tác hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trên đây HappyVet đã chia sẻ tổng quan về bệnh sát nhau ở gia súc, người nuôi có thể tham khảo thêm các bệnh thường gặp ở gia súc tại website happyvet.vn.

 

=>>> THAM KHẢO NGAY : Biện pháp can thiệt bệnh khó đẻ ở gia súc

Tìm kiếm liên quan:

- Tại sao bò đẻ không ra nhau

- Cách chữa bò đẻ bị sót nhau

- Cách làm cho bò đẻ nhanh ra nhau

- Bệnh sót nhau ở gia súc

Bình luận, Hỏi đáp

N
Nguyễn Thị Yến phi
Dê mẹ mang thai đẻ trước ngày sinh nhiều ngày và sữa chưa về phải làm sao
Trả lời     08:30:08 AM 21/11/2021
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm