Triệu chứng nhận biết bệnh lợn gạo (Porcine Cysticercosis)

  • 10/09/2019
  • Thời gian đăng: 16:20:49
  • 0 bình luận

Bệnh lợn gạo phân bố trên toàn thế giới, lưu hành với tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển, nơi người dân có tập quán ăn thịt lợn sống hoặc tái và nuôi lợn thả rông. Bệnh gây ra bởi sán dây Taenia spp, có khả năng truyền lây giữa người và động vật qua thức ăn chưa được nấu chín nên rất nguy hiểm.

Nguyên nhân bệnh lợn gạo

  • Bệnh lợn gạo còn có tên gọi khác là sán gạo, lợn gạo, gạo lợn.
  • Bệnh xuất hiện ở tất cả các châu lục đặc biệt ở những khu vực kinh tế của người dân còn thấp, điều kiện vệ sinh kém hay chăn nuôi lợn theo hình thức chăn thả tự do. Thậm chí nhiều người còn có thói quen ăn thịt lợn tái, sống.
  • Tại châu Phi, tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng sán gạo ở các nước thuộc khu vực Trung và Tây Phi lên tới 39%, trong khi đó khu vực Đông Phi tỷ lệ nhiễm ở lợn dao động từ 8.35 đến 35%.
  • Tại châu Á và Mỹ La tinh, tỷ lệ lưu hành bệnh gạo lợn ở người và lợn có sự khác biệt rõ rệt; tùy theo điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống, chăn nuôi lợn của từng quốc gia.
  • Một số nước Đông Nam Á tỷ lệ nhiễm gạo lợn từ 17 - 18.5% ở người và ở lợn từ 0.1 - 70%.
  • Ở người tỷ lệ nhiễm sán dây trưởng thành thấp nhưng tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao do thịt lợn mắc bệnh gạo dễ dàng nhận thất bằng mắt thường. Nguyên nhân chủ yếu bệnh xảy ra trên người do người nuốt phải trứng, đốt sán hoặc ăn thịt chưa nấu chín.

Vòng đời sán dây gây bệnh lợn gạo

Vòng đời bệnh gạo lợn

  • Bệnh do ấu trùng sán dây trưởng thành Taenia Solium có tên Cystiercus cellulosae gây ra.
  • Sán trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của người.
  • Ấu trùng ký sinh ở các cơ vận động mạnh: cơ mông, cơ lưỡi, cơ đùi, cơ tim của lợn.

Ấu trùng gây bệnh lợn gạo

Ấu trùng sán lợn, tiêu bản nhuộm HE

Triệu chứng bệnh lợn gạo

  • Sán trưởng thành ở ruột non người gây rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sức khỏe giảm sút.
  • Ấu trùng ở người gây tác hại khác nhau tùy thuộc vị trí ký sinh.
  • Ấu trùng ở não gây nhức đầu, co giật, rối loạn trí nhớ; trường hợp nặng bị động kinh, viêm não – màng não, bệnh não nước.
  • Ấu trùng ở mắt: chủ yếu ký sinh ở dịch thủy tinh, gây rối loạn thị giác, giảm tầm nhìn, có khi bị mù.
  • Ấu trùng ở tổ chức dưới da (cánh tay và ngực) gây viêm da, ngứa ngáy.
  • Ấu trùng ở lợn có triệu chứng không điển hình: lợn có biểu hiện ngứa ngáy hay cọ sát nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh ghẻ, viêm da.
  • Các bắp thịt có ấu trùng chứa nước và có 1 đầu sán; xung quanh thịt rắn hơn, các tế bào bị viêm và mất tính đàn hồi.

Thịt lợn mắc bệnh gạo lợn chứa đầy nang ấu trùng

Thịt chứa đầy nang ấu trùng là biểu hiện bệnh lợn gạo

sán dây trưởng thành gây bệnh lợn gạo

Nang ấu trùng và sán dây trưởng thành

Phương pháp chẩn đoán

1. Chẩn đoán trên người

  • Chẩn đoán bệnh lợn gạo ở người dựa vào triệu chứng, tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng, đốt sán.
  • Sử dụng các kỹ thuật chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm ấu trùng Cysticercus trong não.
  • Xét nghiệm máu: tăng IgE trong huyết thanh.
  • Tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy sống.
  • X - quang: ấu trùng bị calci hóa dưới da, mô cơ.
  • Kỹ thuật enzyme - linked immune blot (EITB) được phát triển để chẩn đoán cysticercosis ở người.
  • Biopsy: hạch dưới da xác định Cysticercosis.
  • Kỹ thuật iiPCR để xác định DNA của T.solium trong dịch não tủy.

X-quang phát hiện nang sán ở người

X-quang phát hiện nang sán ở người

2. Chẩn đoán trên lợn

  • Khi còn sống kiểm tra ấu trùng ở lưỡi để chẩn đoán bệnh lợn gạo ở lợn.
  • Khi mổ thịt, mổ khám tiến hành kiểm tra ở các cơ vân: cơ mông, cơ đùi, vai, liên sườn, lưỡi,….

Cách phòng chống bệnh lợn gạo

1. Phòng bệnh cho lợn

  • Định kỳ tẩy giun sán hàng năm cho lợn nái.
  • Xử lý phân rác, chất độn chuồng đúng cách tránh lây lan mầm bệnh.
  • Kiểm soát thức ăn cho lợn, nếu sử dụng thức ăn thừa cho lợn ăn bắt buộc phải nấu chín trước khi cho ăn.

Xem ngay ==>> Cách chẩn đoán bệnh viêm màng phổi ở lợn

2. Phòng bệnh ở người

  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn các thức ăn chưa nấu chín như thịt lợn tái, nem chua,….
  • Định kỳ sử dụng thuốc tẩy giun sán hàng năm.
  • Khi phát hiện thịt lợn nhiễm ấu trùng án cần phải tiêu hủy, không sử dụng làm thực phẩm cho động vật.
  • Xử lý phân rác của vật nuôi cũng như của người đúng cách tránh lây nhiễm giun sán.

Không ăn thịt bị nhiễm bệnh gạo lợn

Không ăn thịt bị nhiễm bệnh gạo lợn

Điều trị bệnh lợn gạo

  • Đối với lợn: thịt lợn nhiễm ấu trùng sán cần tiến hành tiêu hủy tránh lây lan ra ngoài môi trường.
  • Đối với con người: trường hợp ấu trùng ở mặt tiến hành phẫu thuật ngoại khoa, ấu trùng dưới da cần cắt bỏ, ấu trùng ở hệ thần kinh nếu có thể cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, trường hợp không thể cắt bỏ nang ấu trùng cần sử dụng các thuốc có thành phần Albendazole, Praziquantel, thuốc hỗ trợ điều trị chứng động kinh.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, HappyVet khuyến khích người chăn nuôi, các cơ sở thú y, các đơn vị cung cấp thực phẩm cần tiến hành xét nghiệm bằng máy Pockit PCR để chẩn đoán chính xác mầm bệnh từ đó có biện pháp xử lý kịp thời bệnh lợn gạo cũng như các bệnh thường gặp ở lợn.

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh lợn gạo là gì

- Cách chữa bệnh lợn gạo

- Tác hại của bệnh lợn gạo

- Vòng đời của bệnh gạo lợn

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm