Bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn | Viêm phổi dính sườn ở heo
12/08/2019
Thời gian đăng: 14:50:23
0 bình luận
Bệnh viêm màng phổi ở lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn (APP). Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, xuất hiện khá phổ biến ở tất cả các nước chăn nuôi lợn trên thế giới. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm phổi, có thể gây chết lợn.
Bệnh APP lợn được Pattison và cộng sự phát hiện lần đầu tiên vào năm 1957.
Năm 1964, Shope đã mô tả một ca bệnh cấp tính với các triệu chứng tương tự ở đàn lợn nuôi tại một trang trại thuộc Argentina.
Bệnh xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới có ngành chăn nuôi lợn phát triển.
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh viêm màng phổi ở lợn
Actinobacillus pleuropneumoniae là trực khuẩn nhỏ, bắt màu Gram âm.
Vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong một thời gian ngắn ở ngoài môi trường.
Trong mẫu bệnh phẩm hoặc trong canh trùng vi khuẩn sống được lâu hơn, có thể trong vòng 1 tuần.
Trong nước sạch ở nhiệt độ 4oC, vi khuẩn sống được 30 ngày.
Vi khuẩn có khả năng kháng Sulfonamide, tetrecycline và penicillin.
Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng nhiễm chủ yếu ở lợn từ 2 - 6 tháng tuổi; đôi khi gây xuất huyết trên lợn nái và hậu bị.
Đường lây truyền chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe, lây lan qua đường không khí, lây từ mẹ sang con.
Bệnh lây lan giữa các lợn thịt, thường xảy ra do tác động của các yếu tố stress như khi mật độ chuồng nuôi cao, môi trường không thông thoáng, thời tiết khí hậu thay đổi, vận chuyển hoặc xáo trộn đàn.
Mầm bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí hoặc qua tiếp xúc sẽ đến khu trú tại hạch amidan và bám chặt vào biểu mô của phổi.
Triệu chứng
1. Thể quá cấp tính
Trong một khoảng thời gian, một số con của đàn lợn cai sữa có biểu hiện sốt cao 40.5 - 41.5oC, ủ rũ, mệt mỏi.
Lợn mắc bệnh APP có triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy.
Lợn khó thở, tần số mạch tăng. Da mũi, chân, tai, tím xanh.
Giai đoạn đầu con vật khó thở trầm trọng, há mồm để thở.
Lợn bệnh chết nhanh chóng trong vòng 24 - 36 giờ.
Trước khi chết, lợn chảy nhiều nước bọt, nước mũi nhiều bọt, có thể lẫn máu.
Nhiều trường hợp lợn chết rất nhanh mà không có triệu chứng lâm sàng
Lợn sơ sinh nếu bị bệnh sẽ bại huyết và chết ngay sau sinh.
2. Thể cấp tính
Trong thể cấp tính, có nhiều lợn sốt cao 40.5 - 41.5oC, da có nốt đỏ, heo bỏ ăn thở bụng, lười vận động, lười uống nước.
Lợn khó thở, ho, đôi khi phải há mồm thở.
Lợn bị rối loạn nhịp tim, hệ tuần hoàn, đồng thời xung huyết ở những vùng xa tim.
Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 24 giờ, mức độ bệnh thay đổi tùy thuộc vào tình trạng con vật như mức độ tổn thương của phổi và thời điểm bắt đầu can thiệp bằng kháng sinh.
3. Thể mãn tính
Lợn không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho ngắt quãng, bỏ ăn, giảm khả năng tăng trọng.
Khi phải vận động lợn bị bệnh tụt lại phía sau đàn nếu bắt buộc cũng sẽ cố gắng một cách rất yếu ớt.
Khi bị ghép với mốt số mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm.
Ngoài ra có một tỷ lệ lợn nhiễm mầm bệnh nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng cũng như không có bệnh tích ở phổi khi mổ khám, chứng tỏ bệnh diễn biến ở thể cận lâm sàng.
Hình ảnh một số triệu chứng của bệnh viêm màng phổi ở lợn
Heo thở khò khè, chảy nhiều nước mũi khi bị bệnh
Bệnh tích
Bệnh tích biểu hiện rõ ở đường hô hấp. Phổi bị viêm có tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thùy đỉnh và một phần thùy hoành.
Bệnh tích bệnh viêm màng phổi ở lợn thường tập trung thành đám và có ranh giới rõ ràng.
Trong trường hợp lợn chết ngay sau khi đẻ ra, bệnh tích quan sát được chủ yếu là khi quản và phế quản thường chứa nhiều dịch nhớt, nhiều bọt, có lẫn máu.
Lợn mắc bệnh vùng phổi bị viêm có màu đen, cứng, viêm màng phổi có fibrin, bề mặt cắt của phổi nát, xoang bao tim chứa đầy dịch lẫn máu.
Hạch lympho sung huyết.
Phổi bị viêm dính fibrin
Viêm phổi dính sườn ở heo
Viêm phổi dính sườn có mủ ở lợn
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám để chẩn đoán bệnh APP lợn nhưng bệnh rất khó phân biệt với nhiều bệnh trên đường hô hấp khác.
Cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm như phản ứng CAMP, phản ứng urease, kỹ thuật iiPCR, PCR, … để chẩn đoán khẳng định, xác định serotype và các loại độc tố vi khuẩn.
Kỹ thuật iiPCR đang được ưa chuộng phổ biến trong các trang trại, cơ sở thú y với ưu điểm nhanh - chính xác - chi phí hợp lý. HappyVet khuyến khích người chăn nuôi tìm hiểu và sở hữu cho trang trại một bộ Pockit PCR để chủ động chẩn đoán bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn chính xác nhất.
Phòng bệnh viêm màng phổi ở lợn
Lựa chọn mua lợn ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng kỹ thuật xét nghiệm iiPCR ngay tại trại giống để sàng lọc những con giống khỏe mạnh.
Phun sát trùng chuồng trại định kỳ, đầu chuồng, đầu trại phải có hố sát trùng, tiêu độc.
Cách ly tất cả những con vật có biểu hiện bệnh.
Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm bệnh trong trang trại.
Chăn nuôi lợn với mật độ vừa phải.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tạo môi trường thuận lời để lợn sinh trưởng phát triện.
Sử dụng vaccine phòng bệnh định kỳ cho đàn lợn.
Phun sát trùng chuồng trại định kỳ phòng bệnh APP lợn
Cách trị bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn
Đối với bệnh viêm màng phổi ở lợn (APP) cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.
Cần loại thải những con vật có biểu hiện nặng vì điều trị không đem lại hiệu quả kinh tế.
Vi khuẩn gây bệnh mẫn cảm với một số loại kháng sinh như Penicillin, ampicillin, nhóm cephalosporin, colistin, sulfonamide, cotrimoxazole
Sử dụng những loại kháng sinh mà vi khuẩn mẫn cảm để tiêu diệt mầm bệnh.
Bổ sung trợ sức, trợ lực, vitamin,… nâng cao sức đề kháng cho con vật.
Cách ly những con bệnh, giảm mật độ chuồng nuôi.
Điều trị viêm phổi ở lợn (ảnh minh họa)
HappyVet đồng hành cùng người chăn nuôi trong công tác phòng trị bệnh trên lợn, chúng tôi cung cấp hệ thống trang thiết bị xét nghiệm bệnh thú y, phát hiện sớm các virus, vi khuẩn gây bệnh viêm màng phổi ở lợn cùng các bệnh thường gặp, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Tổng đài 0983.600.953là nơi tiếp nhận và xử lý mọi thắc mắc của quý người chăn nuôi.
Bình luận, Hỏi đáp