Triệu chứng, cách chữa bệnh liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis)

  • 31/07/2019
  • Thời gian đăng: 10:56:38
  • 0 bình luận

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn  là căn bệnh phổ biến trên lợn và có thể lây sang người. Chi phí điều trị tốn kém nhưng nhiều trường hợp không qua khỏi. 

Bệnh liên cầu khuẩn là gì?

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Streptoccocus suis  gây ra. Bệnh xảy ra ở hầu hết các động vật máu nóng, trong đó có lợn và người. Từ ruột, hạch amidan và đường sinh dục của lợn khỏe mạnh có thể phân lập được vi khuẩn Streptococcus trong đó nhiều loài có khả năng gây bệnh.

bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Dịch tễ học

  • Năm 1968 tại Đan Mạch, Streptococcus suis đã được xác nhận là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở người; từ đó đến nay, bệnh được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới.
  • Ở Trung Quốc, ổ dịch lợn do liên cầu khuẩn Streptococcus suis thuộc serotype 2 xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên từ cuối tháng 6/2005 – 3/8/2005 đã làm cho 214 người bị nhiễm liên cầu khuẩn và 44 người tử vong.
  • Tại Việt Nam, trong năm 2010 cả nước đã có 42 người mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó có 4 ca tử vong. Nhiều người nhiễm bệnh đều đã tiếp xúc với lợn mắc bệnh như: chăn nuôi lợn bệnh, giết mổ, tiêu hủy lợn bị bệnh, ăn phải thịt hoặc tiết canh lợn bệnh.
  • Streptococcus dễ bị tiêu diệt bởi nhiều chất sát trùng như phenol, iod, hypochlorid, acid phenic 3 - 5% diệt vi khuân trong vòng 3 - 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút.
  • Cồn tinh khiết không có tác dụng với vi khuẩn. Vi khuẩn bị diệt bởi cồn 70o trong 30 phút, tím gentian 1/300000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn.
  • Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đờm, trong chất bài xuất có protein, chúng còn xuất hiện trong đồ ăn, phế thải của người để làm thức ăn cho gia súc, số lượng tăng trong quá trình lên men.
  • Ở 4oC mầm bệnh sống được 1 - 2 tuần, ở 50oC sống được 2 giờ và 60oC trong 10 phút.
  • Trong thân thịt thối rữa, vi khuẩn có thể sống 6 tuần ở 4oC và 12 ngày ở 22 - 25oC, là nguồn lây lan bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh: chim, chuột hoặc chó.
  • Mầm bệnh ký sinh ở niêm mạc được hô hấp trên, đặc biệt là hạch amidan và xoang mũi; đường tiêu hóa và đương sinh dục của lợn khỏe. Tỷ lệ nhiễm có những đàn lên tới 100%, tỷ lệ mắc thay đổi tùy từng giai đoạn, chủ yếu dưới 5%, tỷ lệ chết có thể lên đến 20%.

Liên cầu khuẩn Streptococcus suis

Liên cầu khuẩn Streptococcus suis

  • Mọi lứa tuổi lợn có thể mắc bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, lợn từ 5 - 10 tuần tuổi lợn dễ mắc bệnh nhất, tuy nhiên cũng có trường hợp lợn 32 tuần tuổi hoặc lợn sơ sinh được một vài giờ cũng có thể bị mắc bệnh.
  • Bệnh có khả năng lây nhiễm sang người (do serotype 2 gây ra).

Bênh liên cầu khuẩn ở lợn lây sang người qua thức ăn đặc biệt tiết canh

Bênh liên cầu khuẩn ở lợn lây sang người qua thức ăn đặc biệt là tiết canh

  • Bệnh lây lan do sự tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn bệnh.
  • Lợn mẹ truyền bệnh sang lợn con.
  • Bệnh còn lây qua đường hô hấp, đây là đường truyền lây có ý nghĩa quan trọng do số lượng vi khuẩn trong môi trường rất lớn.
  • Ngoài ra, bệnh còn truyền lây qua dụng cụ chăn nuôi và một số nhân tố trung gian như ruồi, một số loài chim và vật mang khác.

Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn bị nhiễm cầu khuẩn

Cơ chế sinh bệnh liên cầu khuẩn lợn

Streptococcus suis sau khi xâm nhập vào hạch amidan hoặc hạch hầu họng, từ đó di chuyển theo hệ lympho tới hạch dưới hàm, cư trú ở các mô. Lúc này cơ thể chưa có dấu hiện lâm sàng. Ở các tổ chức cư trú, vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào monocyte, sau đó di chuyển vào xoang dịch não tủy gây nên viêm màng não, hoặc có thể thông qua con đường nhiễm trùng huyết xâm nhập và màng não, khớp xương và các mô bào.

Vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh liên cầu lợn 

Vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh liên cầu lợn 

Triệu chứng liên cầu khuẩn lợn

  • Lợn sốt cao 42.5oC, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, đi tập tễnh do đau khớp.
  • Trong thể quá cấp tính, lợn chết nhanh mà không có triệu chứng của bệnh.
  • Giai đoạn đầu, lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển sang trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus, co giật, giật cầu mắt.
  • Mắt nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhày có màu đỏ.
  • Tại Bắc Mỹ, lợn bị nhiễm S. suis có biểu hiện khó thở, chứng tím xanh, suy kiệt ở các mức độ khác nhau.
  • Lợn từ 1 - 3 tuần tuổi mắc bệnh thể viêm não và màng não, thể hiện các triệu chứng như: lợn đang bú có triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, sưng hầu, khó nuốt, đi lại khó khăn, lông dựng đứng, da mẩn đỏ và sốt.
  • Lợn hoạt động khó khăn, đi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt.
  • Triệu chứng viêm não ở lợn trưởng thành ít có biểu hiện ra bên ngoài.
  • Khi bệnh liên cầu khuẩn ở lợn xảy ra ở da, ban đầu tạo ra các ổ apxe, về sau phần da trên bề mặt các ổ apxe bị hoại tử sau 5 tuần, khoảng tuần thứ 7 - 8 các ổ apxe bị vỡ, dịch rỉ viêm màu xanh hoặc màu sô cô la chảy ra, ổ apxe trở thành các tổn thương. Các tổn thương này sẽ khỏi hoàn toàn vào tuần thứ 10 nếu được vệ sinh chăm sóc tốt, nhưng sức khỏe của lợn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.

Hình ảnh bệnh liên cầu khuẩn lợn

Lợn sưng khớp, liệt chân và co giật khi bị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Lợn sưng khớp, liệt chân và co giật khi bị nhiễm liên cầu khuẩn

Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn và sưng hầu bị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn và sưng hầu

Lợn bị sưng khớp khi nhiễm Streptococcus suis

Lợn bị sưng khớp khi nhiễm Streptococcus suis

Lợn mắc liên cầu khuẩn có triệu chứng thần kinh

Lợn mắc liên cầu lợn có triệu chứng thần kinh

Bệnh tích

  • Lợn bị bại huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng não, ngoài ra còn viêm nội mạc, viêm âm đạo, sảy thai.
  • Não bị viêm, sung huyết, phù thũng.
  • Viêm bao tim có fibrin.
  • Viêm phế quản phổi có mủ, viêm kẽ phổi
  • Lợn trưởng thành có hiện thượng viêm khớp, chủ yếu viêm khớp ổ cối, khớp gối, khớp bàn chân.
  • Khớp sưng, màng khớp sung huyết, dịch khớp đục và nhiều hơn bình thường.
  • Bệnh tiến triển nặng hơn, khớp có hiện tượng viêm apxe, viêm tơ huyết.
  • Sau 15 - 30 ngày mắc bệnh liên cầu khuẩn streptococcus các đột sụn bị hoại tử.

Não sung huyết, xuất huyết, khớp viêm tích nhiều dịch ở lợn mắc liên cầu

Não sung huyết, xuất huyết, khớp viêm tích nhiều dịch ở lợn mắc liên cầu

Chẩn đoán Streptococcus suis

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn giúp chẩn đoán sơ bộ ban đầu nhưng để có kết quả chính xác cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng như:

  • Hóa mô miễn dịch.
  • Phân lập vi khuẩn.
  • Kỹ thuật PCR phòng thí nghiệm.
  • Kỹ thuật iiPCR chẩn đoán thực địa.

Mẫu bệnh phẩm sử dụng chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn ở lợn: dịch ngoái mũi, dịch khớp, phổi, hạch lympho,….

HappyVet khuyến khích người chăn nuôi sử dụng kỹ thuật iiPCR trong chẩn đoán bệnh trên lợn. Đây là phương pháp hiện đại cho phép người nuôi thực hiện ngay tại trại nuôi mà không cần phải mang mẫu đến phòng thí nghiệm như phương pháp PCR truyền thống trước đây. 

=>>> THAM KHẢO NGAY: Chẩn đoán bệnh suyễn lợn

Một số loại máy PCR sử dụng kỹ thuật iiPCR được ưa chuộng:

Máy Pockit Xpress - Giá từ 130.000.000 - 150.000.000 VNĐ

Máy Pockit Xpress - Giá từ 130.000.000 - 150.000.000 VNĐ

POCKIT Central - hệ thống iiPCR tự động


Máy Pockit Micro - Giá từ 48.000.000 - 60.000.000 VNĐ

Máy Pockit Micro - Giá từ 48.000.000 - 60.000.000 VNĐ

Biện pháp phòng ngừa

  • Khi mới nhập lợn phải tiến hành cách ly ít nhất 2 tuần.
  • Tránh mật độ nuôi cao dễ gây stress, truyền bệnh cho lợn.
  • Thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi để ngăn chặn nguồn mang vi khuẩn truyền bệnh vào trại.
  • Coi trọng việc phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại như quét dọn rác, phân, chất độn chuồng, nước thải, tẩy uế bằng các loại sát trùng,….
  • Chú ý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn.
  • Xác định và loại thải những lợn nái mang mầm bệnh hoặc tách riêng để điều trị rồi nuôi thành lợn thịt. Xét nghiệm định kỳ bệnh cho lợn để phát hiện nái mang mầm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.
  • Lợn con cần được bú đầy đủ sữa đầu để có đủ kháng thể bảo vệ chúng trong giai đoạn dễ cảm nhiễm nhất.
  • Hạn chế những tổn thương do chấn thương gây ra ở chân và bàn chân trong quá trình sinh sản, bằng cách tạo nên chuồng thuận tiện và thích hợp.
  • Kiểm tra các khớp xương của lợn thường xuyên, tránh các yếu tố bất lợi cho lợn con.

Điều trị liên cầu khuẩn lợn

  • Vi khuẩn gây bệnh mẫn cảm với tetracycline, clindamycin, erythromycin, kanamycin, neomycin và streptomycin.
  • Sử dụng các loại kháng sinh mầm bệnh mẫn cảm để điều trị khi con vật mắc liên cầu lợn ở thể nhẹ.
  • Trường hợp con vật mắc bệnh nặng, có triệu chứng thần kinh cần tiến hành tiêu hủy vì điều trị không có hiệu quả kinh tế.

Tiêu hủy lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (hình ảnh minh họa)

Tiêu hủy lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (hình ảnh minh họa)

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có thể lây sang người, do đó nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường hoặc xuất huyết, phù nề thì tuyệt đối không được ăn. Người chăn nuôi khi tiếp xúc với lợn bị nhiễm bệnh cần phải đeo gang tay, khẩu trang,... Các cơ sở mua bán cần phải sử dụng kỹ thuật iiPCR để kiểm định chất lượng thịt xem có bị nhiễm bệnh hay không.

=>>> Có thể bạn quan tâm : Cách phòng trị bệnh viêm màng phổi ở lợn

Tìm kiếm liên quan:

- bệnh liên cầu khuẩn nhóm a

- thời gian ủ bệnh liên cầu lợn

- cách chữa bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người

- triệu chứng bệnh viêm cầu khuẩn lợn

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm