Tầng 5 Số 9 Ngõ 51 Lãng Yên
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hiện tượng chó bị co giật sùi bọt mép kéo dài có khả năng đe dọa đến tính mạng vật nuôi. Rất khó để xác định nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng khi chứng co giật tái phát nhiều lần được gọi là động kinh và cần được sự điều trị của bác sĩ thú y.
Chó bị co giật là hiện tượng chó mất kiểm soát cơ thể như đứng không vững, nôn mửa, sùi bọt mép. Sau khi kết thúc cơn co giật, chú chó của bạn có thể bị mất phương hướng một thời gian. Trong trường hợp các cơn co giật diễn ra thường xuyên, bạn thậm chí có thể dự đoán được cơn co giật do những thay đổi trong hành vi của thú cưng.
Hiện tượng chó bị co giật sùi bọt mép
Nguyên nhân chó bị co giật có thể do lượng đường, lượng ion Ca2+ trong máu thấp, hoặc cũng có thể do bị bệnh gan dẫn đến não hoạt động kém. Ngoài ra, các khối u não cũng có thể dẫn đến co giật và động kinh ở chó (nguyên nhân gây co giật chính ở chó già).
Ở chó 8 tuổi hoặc nhỏ hơn, động kinh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chó bị co giật sùi bọt mép. Mặc dù nguyên nhân cơ bản có thể không được xác định, co giật có khả năng điều trị tốt trong hầu hết các trường hợp.
Khi chó lên cơn dại cũng có khả năng bị co giật rất nguy hiểm. Cần chú ý khi tiếp xúc với chó có triệu chứng co giật. Ngoài ra cũng có nhiều con chó bị co giật nguyên nhân không thể xác định.
Bệnh dại là nguyên nhân khiến chó bị co giật
Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây co giật ở chó: kiểm tra chức năng gan, X - quang, siêu âm, CT hoặc MRI,... Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu bạn cung cấp những triệu chứng khi cơ co giật xảy ra, thời gian bắt giữ và những hoạt động bất thường của chú chó.
Nước ta hiện vẫn lưu hành bệnh dại ở chó nên việc tiếp cận chó đang bị co giật rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp bạn không biết con chó đã được tiêm phòng dại hay chưa. Dưới đây là một số cách trị chó bị co giật sùi bọt mép:
Cần đưa chó đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời
Sau khi sơ cứu chó bị co giật sùi bọt mép thì cần đưa đến bác sĩ thú y có thể sử dụng thuốc chống động kinh cho chó và các công cụ khác để quản lý cơn co giật. Điều quan trọng, bác sĩ thú y sẽ chỉ cho bạn những gì cần làm để bảo vệ chú chó của mình trong và sau khi bị co giật.
Những thông tin trên đây HappyVet chia sẻ mang tính chất tham khảo. Xem thêm nhiều bài viết về các bệnh thường gặp ở chó mèo tại website happyvet.vn.
Tìm kiếm liên quan:
- Chó bị sùi bọt mép thở gấp
- Chó bị sùi bọt mép là bị làm sao
- Chó bị co giật chảy nước dãi
- Chó bị run lẩy bẩy
- Chó bị run lẩy bẩy thở gấp
Bình luận, Hỏi đáp