Chó bị ong đốt phải làm sao? Cách xử lý nhanh nhất và hiệu quả

  • 18/03/2020
  • Thời gian đăng: 00:06:21
  • 0 bình luận

Chó bị ong đốt là hiện tượng khá nguy hiểm và thường xuyên xảy ra mặc dù những lúc như vậy khiến chúng vô cùng hài hước. Bài viết này, HappyVet sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu cũng như các biện pháp điều trị, phòng tránh kịp thời để những chú chó luôn được an toàn, khỏe mạnh.

Chó bị ong đốt có sao không? 

Đa phần chó bị ong đốt ở phần đầu, đặc biệt nhiều mất ở mõm, chân hoặc ngực. Đó là những vị trí sẽ sưng to và khiến chúng vô cùng khó chịu.

- Nếu chó bị đốt ở phần mặt, không những mặt bị sưng lên mà cơ mặt còn bị co giật, mắt híp lại và kêu rên vô cùng đau đớn. Lúc này, những chú cún sẽ có các hành động vì đang khó chịu như dùng chân cào vào nơi bị ong đốt nên khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

- Còn đối với phần ngực, vết thương sưng to có thể chèn vào bộ phận tim phổi khiến chó rất dễ bị ngạt thở. Lúc này, chúng thở khò khè, kêu rên lên rất nhiều và lâu, đồng thời đưa chân lên gãi ngực liên tục.

- Chó bị đốt vào chân sẽ khiến chúng di chuyển khó khăn, thậm chí nếu nặng còn không thể đi lại được. Lúc này, nhiều chủ nhân sẽ rất dễ nhầm lẫn hiện tượng chó bị đốt với việc chó bị thương do tai nạn, trầy xước ở chân nên việc điều trị chưa được rõ ràng. 

Những biểu hiện khi chó bị ong đốt

Chó là một trong những loài vật nuôi thông minh và vô cùng hiếu động, thích vui chơi chạy nhảy rất nhiều. Đó là lý do, chúng khó tránh được việc bị các động vật nhỏ khác đốt, phổ biến thường gặp nhất là những chú ong.

Dưới đây là một số những biểu hiện để nhận biết khi chó bị ong đốt ra sao để bạn có những biện pháp nhanh chóng kịp thời để xử lý: 

- Chỗ bị ong chích sẽ sưng to lên bất thường, khá rõ ràng.

- Vùng bị đốt không chỉ sưng tấy mà còn khiến chó vô cùng đau đớn và khó chịu. Phản ứng thông thường lúc này, chúng sẽ lấy chân đưa lên vùng bị đốt, gãi rồi sủa vì khó chịu và đau. 

- Nếu chân là bộ phận bị ong đốt, lúc này chúng rất khó di chuyển. Chân chó đi khập khiễng, đau đớn và phải nằm xuống, phải lấy răng để gặm lấy bàn chân vì ngứa, khó chịu. 

- Ngoài ra hơi thở trở nên nặng nhọc và khó khăn hơn vì lúc này chú cún khá mệt mỏi. Những vết bị đốt sẽ sưng và to hơn mỗi ngày. Nếu chó bị đốt ở mặt bị sưng và phình to sẽ vô cùng nguy hiểm vì ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do đó cần phải nhanh chóng xử lý để chó được an toàn.

cho-bi-ong-dot-1

Có nhiều biểu hiện nhận biết khi chó bị ong đốt

Những giai đoạn thường gặp sau khi chó bị ong đốt

Dựa vào những dấu hiệu và mức độ nguy hiểm, các bác sỹ thú y đã chia ra các giai đoạn thường gặp để có thể xử lý hiệu quả: 

- Mức độ 1

Chó có biểu hiện sưng tấy, ngứa ngáy và thuờng xuyên gãi lên các vết ong đốt. Đây được xem là triệu chứng đầu tiên và bình thường, tự nhiên của cơ thể chó.

- Mức độ 2

Khi làn da bị dị ứng nhẹ, vết ngứa do bị ong đốt bắt đầu lan sang các vùng da lân cận, khiến chó ngứa ngáy và đau đớn hơn. Lúc này, bạn nên quan tâm nhiều hơn tới chú chó, đưa chúng tới ngay để gặp bác sỹ nếu thấy những dấu hiệu bất thường về hô hấp.

- Mức độ 3

Các vết ngứa bắt đầu lây lan ra toàn thân chú chó. Khi đó, bạn cần theo dõi chúng cẩn thận, sát sao hơn để có những biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt nếu chó có những dấu hiệu như: Nôn mửa, tiêu chảy và chảy nước bọt… cần phải đến khám ngay bác sỹ thú y nếu không sẽ gặp nhiều nguy hiểm. 

- Mức độ 4

Các vết dị ứng không có dấu hiệu giảm đi sau vài ngày, chó cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ chỉ nằm một chỗ, cùng với đó có các biểu hiện nguy hiểm như: Sốt, phát ban,… Nếu như không được chữa trị kịp thời, tính mạng của những chú chó bị ong đốt có thể bị đe dọa và nguy hiểm rất nhiều. 

cho-bi-ong-dot-2

Có bốn giai đoạn thường gặp khi chó bị ong đốt

Cách chữa chó bị ong đốt nhanh nhất và an toàn

- Bước 1: Trước hết, bạn nên xác định rõ những nơi mà chó bị ong đốt. Kế tiếp, tìm ngòi ong và rút ra.

- Bước 2: Bạn nên dứt khoát và tìm một mảnh dạng nhựa có góc, nhọn để gạt. Tuyệt đối đừng nên nặn, vì khi đó sẽ càng làm cho nọc phát tán nhanh hơn.

- Bước 3: Sau đó bạn tìm dấm hoặc chanh xoa lên những vết đốt nếu là ong vò vẽ, còn dùng bột nở nếu là loài ong mật. Đối với việc bạn chưa xác định rõ ong nào đốt thì việc đầu tiên cần lấy nước đá thoa vào vùng vết thương tầm 10 đến 15 phút.

Trong khi thực hiện các bước như trên, bạn cần theo dõi tình trạng chú chó của mình. Xem chúng thở có khó khăn hay không, những vết dị ứng có lan ra nhiều và gây mệt mỏi để nhanh đưa đến gặp bác sĩ chữa trị. 

cho-bi-ong-dot-3

Cách chữa chó bị ong đốt nhanh nhất và an toàn

Những lưu ý để phòng ngừa chó bị ong đốt 

- Cần hạn chế cho chó tiếp xúc với các bụi hoa, cỏ rậm và nhiều ong, bướm hay các loại côn trùng...

- Đừng dùng nước hoa có mùi quá nồng, như thế rất dễ thu hút ong lại và sẽ khiến chú chó của bạn dễ bị ong đốt hơn. 

- Lúc trời nắng nhất, đừng nên dắt chó đi dạo vì lúc đó xuất hiện nhiều ong. Nên cho chó ra ngoài đi dạo lúc sáng sớm hoặc buổi chiều sẽ hợp lý hơn vì lúc này có ít ong xuất hiện. 

Nhiều người thường lầm tưởng việc chó bị ong đốt không quá nghiêm trọng, thế nhưng việc sưng quá to sẽ khiến những chú cún khó thở ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, cần xác định những biểu hiện cũng như giai đoạn mức độ bị đốt để điều trị kịp thời, giúp chú chó nhà bạn khỏe mạnh trở lại.

=>>> THAM KHẢO NGAY : cách chữa trị chó bị hạ bàn 

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm