Hội nghị “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y”

  • 13/09/2023
  • Thời gian đăng: 15:01:29
  • 0 bình luận

Ngày 23-24/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực chăn nuôi - thú y”. Hội nghị có sự tham gia của hơn 300 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đến từ các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ông Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành chăn nuôi đã trở thành một ngành sản xuất quan trọng, cung cấp cho thị trường các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng), đưa Việt Nam từ chỗ thiếu thực phẩm đến nay đã cung cấp đủ và dư thừa cho tiêu dùng trong nước; một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Có được thành công như vậy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của khoa học và công nghệ.

Trong thời gian tới, để tiếp tục có nhiều kết quả khả quan trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu cho rằng, ngành chăn nuôi và thú y cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, ứng dụng công nghệ số nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.

Bên lề hội nghị, các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi-thú y đã có các gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ là kết quả của các công trình nghiên cứu; từ ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ.

Tại hội nghị, nhóm tác giả: TS. Nguyễn Việt Linh; Bà Lê Thị Nhi Công; Bà Nguyễn Thị Hiệp; Bà Nguyễn Thị Hồng; Bà Nguyễn Thị Nhung - Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam; Bà Lưu Vân Quỳnh – Đại diện HappyVet - VIETCHEM, TS.Trần Thị Huyền Nga – Khoa khoa học môi trường, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã trình bày nghiên cứu “Đánh giá hệ thống xét nghiệm tự động virus tả lợn châu Phi bằng PCR đẳng nhiệt tuần hoàn trên các loại mẫu bệnh phẩm thu được ở Việt Nam”. HappyVet - VIETCHEM vinh dự là nhà tài trợ cho công trình nghiên cứu lần này.

Đại diện nhóm nghiên cứu Bà Trần Thị Huyền Nga - Khoa khoa học môi trường, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội trình bày kết quả nghiên cứu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống xét nghiệm tự động bằng PCR đẳng nhiệt tuần hoàn POCKIT Central là hệ thống xét nghiệm nhanh, đáng tin cậy và có thể sử dụng loại mẫu đa dạng, từ đó rất hiệu quả trong phát hiện ASFV. Hệ thống này có thể đóng vai trò đắc lực trong giải pháp tổng thể của Quốc gia nhằm phát hiện và kiểm soát sớm dịch tả lợn châu Phi, ngăn ngừa nguy cơ phải tiêu hủy đàn lợn quy mô lớn.

Pockit Central- một trong những dòng máy hiệu quả nhất của Happyvet. Là hệ thống iiPCR tự động ly trích DNA/RNA, tự động chạy PCR, chỉ cần đưa mẫu vào và chờ kết quả, chạy được 8 mẫu bệnh phẩm chỉ trong vòng 85 phút từ quy trình li trích đến PCR. Dòng máy này sẽ giúp chẩn đoán các bệnh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất

Trong thời gian tới, để tiếp tục có nhiều kết quả khả quan trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu cho rằng, ngành chăn nuôi và thú y cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, ứng dụng công nghệ số nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Ngành chăn nuôi và thú y cần nghiên cứu dịch tễ học, mô hình mô phỏng, dự báo dịch bệnh, dịch tễ học phân tử các bệnh nguy hiểm; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen để phát triển các loại vaccine thế hệ mới, cải tiến vaccine cũ bằng phương pháp sinh học phân tử...

Tài liệu tham khảo:

Web của chúng tôi:

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm