Hướng dẫn cách nuôi tép cảnh sinh sản nhiều cho người mới nuôi

  • 04/04/2020
  • Thời gian đăng: 17:10:54
  • 0 bình luận

Bên cạnh việc nuôi và chăm sóc cá cảnh, nuôi tép cảnh cũng là một trong những thú vui để những người yêu thích lựa chọn và tô đẹp cho ngôi nhà. Vậy kỹ thuật nuôi ra sao để chúng sinh sản và phát triển tốt. Đừng bỏ qua bài viết này nhé! 

Hướng dẫn nuôi tép cảnh sinh sản nhiều

Kỹ thuật nuôi tép cảnh ra sao để chúng sinh sản tốt, phát triển khỏe mạnh là điều mà rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản, có những cách để chuẩn bị sao cho tép cảnh lớn và phát triển tốt bạn cần biết và lưu lại để thực hiện: 

1. Chất lượng nước nuôi

Đây là yếu tố quan trọng nhất để giúp tép sống khỏe, lên màu đẹp. Vì chúng là một trong những vật nuôi khá nhạy cảm với môi trường nước (chứ không dễ như cá cảnh). Vì thế, cung cấp nguồn nước chất lựng, thường xuyên thay nước cho chúng để môi trường sống đảm bảo khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng. 

Theo các chuyên gia, nước có độ pH 5 - 8, độ cứng kH khoảng 1 - 6 là điều kiện lý tưởng để tép cảnh phát triển tốt nhất. Nếu như độ pH tăng cao hơn 7,5 sẽ gây nhiều nguy hiểm cho các loại tép cảnh sinh sống. 

Nếu như bạn thấy tép cảnh có những biểu hiện bơi rất yếu, luôn lờ đờ và mệt mỏi, hãy lập tức thay nước cho chúng ngay. Nguyên nhân của tình trạng này rất có thể xuất hiện mầm bệnh trong nước, nếu không được xử lý ngay chỉ cần trong vài giờ hoặc vài ngày tép sẽ chết hàng loạt. Màu sắc của tép cảnh đổi màu, nhạt màu đi rất nhiều chứng tỏ chất lượng nước đang giảm xuống rất nhiều, việc cần làm ngay lúc này: 

  • Làm sạch các chất bẩn dưới nền bể
  • Thay 1/3 lượng nước trong bể.

Nuôi tép cảnh phụ thuộc vào chất lượng nước

Chất lượng nước nuôi ảnh hưởng đến khá năng phát triển của tép cảnh

2. Nhiệt độ nước nuôi tép cảnh

Tép cảnh là loài động vật vô cùng nhạy cảm với môi trường sống, với nhiệt độ chúng lại càng phản ứng hơn. Vì thế, nếu như nhiệt độ quá cao cũng sẽ khiến tép yếu đi rất nhiều và khó có thể phát triển sinh trường được. Nhiệt độ lý tưởng nhất được các chuyên gia khuyên dùng là 22-24oC.

Riêng đối với loại tép kiếng trong thời kỳ sinh nở, cần nhiệt độ cao hơn khoảng 1-2oC (nhiệt độ nước 25oC là thích hợp). Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 28oC, tép cảnh sẽ không thể đẻ trứng, thậm chí bị phai màu nên bạn cần lưu ý về các giai đoạn phát triển của tép cảnh để điều chỉnh về nhiệt độ thích hợp. 

3. Thức ăn cho tép cảnh

Tép cảnh không kén chọn thức ăn, sức ăn của chúng cũng khá cao. Thông thường, thức ăn của chúng là thức ăn công nghiệp như giun đỏ, rong rêu, cây cỏ, khoáng chất trong nền,…

Có nhiều câu hỏi đặt ra, nên nuôi tép cảnh chung với cá hay không. Bạn cần lưu ý, có thể nuôi chung nhưng tép cảnh có thể ăn xác cá chết. Một tuần cho chúng ăn khoảng 1-2 lần, nếu như chúng không chịu ăn nữa, rất có thể nước đã thay đổi, bạn cần nhanh chóng thay đổi ngay. 

Một lời khuyên khi nuôi tép cảnh, chúng có tập tính ăn các chất trong bùn. Vì thế, bạn cũng có thể bổ sung chất nền chuyên dụng sẽ rất tốt cho chúng. Khi cho tép ăn, ngoài các loại thức ăn tự nhiên nên bổ sung các chất dinh dưỡng bên ngoài (khoáng chất Montmorillonit, canxi đóng vai trò quan trọng). Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản có chất lượng khá cao, bạn cũng nên tham khảo để tìm mua. 

4. Thiết bị trong bể nuôi tép cảnh

  • Để có thể lọc sạch các chất bẩn và thức ăn dư thừa trên sỏi và chất nền, bạn nên dùng lọc đáy. Theo các chuyên gia, nên kết hợp lọc thác treo và lọc đáy để cho kết quả tốt hơn cho tép cảnh. 
  • Về việc lựa chọn đài phun nước, nên dùng loại phun mưa. Tép cảnh ưa thích sống trong nước chảy nhưng tốc độ vừa phải. 
  • Làm hồ nuôi tép cảnh: Nên chọn loại có kích thước lớn để giúp đảm bảo chất lượng nước trong bể tốt nhất có thể. 
  • Cây thủy sinh hoặc gỗ, đá trang trí cũng nên bổ sung vì có tác dụng cung cấp nơi trú ẩn cho tép cảnh. 
  • Ánh sáng đèn giúp người nuôi dễ dàng quan sát bể, hơn nữa có tác dụng kích thích tép lên màu đẹp. Do vậy, nên mua các loại đèn nuôi có ánh sáng thích hợp để duy trì ánh sáng thường xuyên có nhưu vậy tép cảnh giữ được màu trắng sáng.

Bật mí kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

  • Khi thay đổi môi trường sống: Ngay mới khi mua tép cảnh về, bạn tuyệt đối không nên xé bao và thả ngay. Cần giữ nguyên túi tép như vậy trong bể khoảng 15 phút, rồi dần dần cho nước trong bể vào từ để tép quen dần với môi trường sống, tránh tình trạng chúng bị sốc nước và chết.
  • Lưu ý về thức ăn cho tép cảnh: Thức ăn của tép cảnh chủ yếu là: rong rêu, viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu…Trước khi cho các loại thức ăn mới vào, bạn cầng hút và làm sạch hết tất cả thức ăn và bụi bẩn thừa để tạo cho môi trường nước sạch sẽ và không còn nhiễm khuẩn.
  • Chú ý về thay lượng nước trong bể nuôi: Không nên thay một lần hết toàn bộ nước có trong bể mà chỉ thay ít một (khoảng 10% trong một tuần). Khi thấy chúng chui vào một góc rồi bơi lên bơi xuống, đó rất có thể chúng bị ngộ độc mất. hãy sục khí oxi ngay và thay nước liên tục để giải độc cho tép cảnh. 

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

Nhìn chung, nuôi cá cảnh dễ thực hiện hơn so với chăm sóc các loại cá cảnh khác. Thế nhưng, vì là một trong những vật nuôi nhỏ bé và khá nhạy cảm với môi trường sống nên bạn hết sức lưu ý về môi trường sống cũng như thức ăn cung cấp cho chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chăm sóc và nuôi cá cảnh sinh sản nhiều và phát triển tốt hơn mỗi ngày. Tham khảo thêm nhiều bài viết tại website happyvet.vn

 

XEM THÊM => Cá bảy màu ăn gì để mau lớn và lên màu đẹp?

 

Tìm kiếm liên quan:

- Bể tép cảnh

- Mua tép cảnh

- Nuôi tép đồng làm cảnh

- Nền nuôi tép

- Nuôi tép cảnh chung với cá

- Mua tép cảnh online

Bình luận, Hỏi đáp

0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm