Quy trình tách chiết DNA vi khuẩn mới nhất hiện nay

  • 14/11/2019
  • Thời gian đăng: 16:40:31
  • 0 bình luận

Quy trình tách chiết DNA là kỹ thuật cơ bản trong các phòng thí nghiệm phân tử, di truyền và sinh học. Việc nắm rõ nguyên lý cũng như các phương pháp tách chiết DNA sẽ giúp người thực hiện xử lý các rủi ro xảy ra một cách tốt nhất.

Nguyên lý tách chiết DNA

Hiện nay, đã có rất nhiều quy trình tách chiết DNA được áp dụng thành công bởi các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, nguyên lý tách chiết từ tế bào gốc vẫn được thực hiện theo 3 bước cơ bản sau:

1. Phá màng

2. Loại bỏ protein

3. Tủa và thu DNA.

Tách chiết DNA là bước cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa sinh

Tách chiết RNA/DNA là bước cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa sinh

Để thu được DNA tinh sạch, cần loại bỏ đi những thành phần tạp nhiễm, đặc biệt là Protein. Sực tách chiết dựa trên nguyên tắc hòa tan khác nhau của các phân tử trong hai pha không hòa tan. Phân tử sau khi tách chiết cần được đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Quy trình tách chiết DNA truyền thống

Phương pháp tách chiết DNA truyền thống được thực hiện theo 3 bước cơ bản trên và cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Hóa chất: phenol, chloroform, ethanol 70%Pipetman 1000µl, 200µl, isopropanol,...
  • Thiết bị: Pipetman 1000µl, 200µl, máy ly tâm, máy vortex, máy ủ nhiệt khô,...

Hình ảnh phương pháp tách chiết truyền thống

Hình ảnh phương pháp tách chiết truyền thống

Bước 1: Phá màng

Tiến hành nghiền tế bào, mô trong dung dịch chất tẩy và proteinase nhằm phá vỡ màng tế bào, màng nhân đồng thời giải phóng DNA ra môi trường, phân hủy các protein liên kết với DNA.

Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, chúng đóng vai trò kết hợp với Protein màng và phân tử proteinase phá vỡ cấu trúc màng. Chất tẩy ion hóa giúp phá màng mạnh, chất tẩy không ion hóa giúp phá màng nhẹ nhàng hơn.

Bước 2: Loại bỏ protein

Sau bước phá màng tế bào, DNA sẽ được trộn lẫn với các thành phần khác của tế bào chủ yếu là protein trong dung dịch. Lúc này, chúng ta cần tách DNA ra khỏi thành phần Protein của tế bào bằng cách sử dụng hỗn hợp Phenol - Chloroform làm biến tính Protein. Sau đó, Protein sẽ kết tủa lại, DNA không bị kết tủa sẽ tan trong nước.

Khi ly tâm Phenol - Chloroform sẽ lắng xuống dưới, Protein sẽ nằm lơ lửng giữ nước và phenol, còn DNA nằm lại trong pha nước ở phía trên. Tiến hành thu pha nước chứa DNA này để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Tủa và thu DNA

Sau khi loại bỏ protein, DNA thu được đã hòa tan vào nước. Lúc này, sử dụng Ethanol hoặc Isopropano để tủa DNA trong dung dịch. Tiếp theo, ly tâm để thu cặn DNA, cặn sẽ được rửa trong Ethanol 70% từ 1 - 3 lần để làm sạch mãu. Sau đó, cho bay hơi cồn và huyền dịch hóa cặn DNA thu được trong đệm.

Quy trình tách chiết DNA plasmid

Cũng giống với phương pháp trên nhưng ở quy trình tách chiết DNA vi khuẩn này thêm bước đầu tiên là nuôi cấy và thu sinh khối. Từng loại vi khuẩn cần được nuôi cấy trong môi trường khác nhau về nhiệt độ, độ pH, điều kiện dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Sau đó, tách tế bào ra khỏi dung dịch nuôi cấy bằng cách ly tâm và làm sạch tế bào. Tiếp theo, thực hiện theo 3 bước trên để thu được DNA tinh sạch.

Kit tách chiết DNA

Hiện nay, hầu hết các phòng thí nghiệm đều sử dụng kit tách chiết DNA giúp quy trình tách chiết được diễn ra tự động, đơn giản hơn. Ưu điểm của phương pháp này là mẫu nhỏ nhưng sản phẩm DNA thu được là rất lớn. Do đó những loại kit tách chiết được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm hóa sinh.

Bộ kit tách chiết DNA tổng số atc-dna là một trong những sản phẩm được ưa chuộng hiện nay. Đây là dụng cụ thuận tiện và nhanh chóng để tách và chiết DNA tổng số từ các mẫu, loại bỏ các chất ức chế, thu được DNA chất lượng cao phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Hình ảnh bộ kit tách chiết atc-dna

Hình ảnh bộ kit tách chiết atc-dna

Bộ kit áp dụng công nghệ tách bằng từ tính tiên tiến, thiết kế đặc biệt được sử dụng với hệ thống ly trích axitnucleic tự động taco ™. Mẫu được sử dụng là máu toàn phần, mô động vật, tế bào đã được đồng nhất dùng cho nghiên cứu. Bộ kit kết hợp với máy ly trích ly giải tế bào trong mẫu đã được đồng nhất và liên kết đến axit nucleic với các hạt từ silica, tiếp đó rửa giải và thu hồi axit nucleic từ các hạt này.

Ngoài ra, một số kit được sử dụng phổ biến như: Bộ ly trích Nucleic Acid cầm tay PetNAD, plasmid Extraction Kit – Invitrogen, Kit QIAprep Spin Miniprep, ChargeSwitch™ NoSpin Plasmid Micro Kit, ChargeSwitch™ Plasmid ER Mini Kit, ISOLATE II Plasmid Mini Kit- Bioline Anh Quốc,....

Mua kit tách chiết DNA ở đâu?

HappyVet là địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các loại kit sử dụng trong phòng thí nghiệm sinh hóa, y học,... bao gồm các loại kit iiPCR Pockit, kit chiết DNA/ RNA, Kit Real Time PCR,... phục vụ công tác nghiên cứu, xét nghiệm bệnh thu ý chính xác với mức giá hợp lý nhất.

Đội ngũ nhân viên HappyVet có kinh nghiệm sử dụng các loại kit tách chiết, sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng pockit đúng kỹ thuật. Nếu bạn đang quan tâm đến các loại kit tách chiết DNA hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0983.600.953

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về quy trình tách chiết DNA phần nào đã cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc áp dụng vào thực hành một cách tốt nhất.

Bình luận, Hỏi đáp

H
Hoàng Giang
có thể cho em hỏi "huyền dịch hóa" nghãi là gì được không ạ
Trả lời     15:23:27 PM 12/01/2021
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm