Bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) ở gia súc

  • 08/06/2019
  • Thời gian đăng: 10:28:01
  • 0 bình luận

Bệnh sảy thai truyền nhiễm là bệnh chung cho nhiều loài gia súc và có thể lây sang người. Bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra với đặc điểm chung: Viêm, hoại tử cơ quan sinh dục, đường sinh dục, gây ra hiện tượng sảy thai, sát nhau.

Dịch tễ học

  • Bệnh Brucellosis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1863 (triệu chứng bệnh trên những binh lính người Anh đồn trú tại đảo Malta) bởi Marston (Anh).
  • Năm 1886 Bruce (Anh) phân lập được căn bệnh, đặt tên là Micrococcus melitensis.
  • Năm 1897, Bang và Stribold (Đan Mạch) phân lập được căn bệnh ở bò và đặt tên là Bacillus abortus bovis
  • Năm 1914 Traum phân lập được mầm bệnh từ lợn.
  • Năm 1905 người ta thấy bệnh này lây sang cho người uống sữa sống tươi không tiệt trùng của bò mắc bệnh.
  • Năm 1920 tại Hội nghị thú y thế giới ở London, các nhà khoa học thống nhất gọi vi khuẩn gây bệnh là Brucella để kỷ niệm công lao người đầu tiên phân lập được căn bệnh.
  • Hiện bệnh lưu hành ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.
  • Ở Việt Nam, từ những năm 1960 -1963 đã kiểm tra đàn bò sữa và bò thịt phát hiện thấy tỷ lệ nhiễm bệnh sảy thai truyền nhiễm khoảng 12 - 14%.

Hình ảnh lợn bị sảy thai do bị bệnh sảy thai truyền nhiễm

Lợn bị sảy thai

Nguyên nhân gây bệnh sảy thai truyền nhiễm

Bệnh do vi khuẩn Gram âm (-) Brucella gây ra, vi khuẩn không có lông, không hình thành nha bào và giáp mô.

Vi khuẩn có sức đề kháng cao, ở nhiệt độ thường có thể tồn tại 4 tháng trong sữa, nước tiểu, nước, đất ẩm ướt. Thanh trùng bằng phương pháp Pasteur có thể diệt được vi khuẩn trong sữa. Các chất sát trùng thông thường có thể diệt vi khuẩn một cách dễ dàng.

=>>> Xem ngay: Nguyên nhân gây bệnh tử cung lộn bít tất ở bò

Vi khuẩn Brucella gây bệnh sảy thai truyền nhiễm

Vi khuẩn Brucella gây bệnh sảy thai truyền nhiễm

Trong thiên nhiên có nhiều loài mẫn cảm với bệnh: dê, cừu, bò, trâu, lợn, chó (độ mẫn cảm giảm dần). Các loài thú rừng, chim, chuột mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện bệnh và có thể đào thải mầm bệnh ra môi trường. Những con non ít mẫn cảm hơn con trưởng thành, những con đã thành thục về tính dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh Brucellosis lây trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh cũng lây qua giao phối, dịch cơ quan sinh dục, qua da và hô hấp.

Hầu hết các cơ quan, phủ tạng đều chứa 1 lượng lớn mầm bệnh. Sữa, nhau thai, nước ối, tinh dịch, các chất bài tiết là nơi mang và lưu giữ mầm bệnh.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn trú ngụ tại các hạch lympho, sinh trưởng, phát triên rồi vào máu đến các cơ quan trong cơ thể gây viêm, tăng sinh tế bào, viêm teo dịch hoàn. 

Ở máu, vi khuẩn gây hiện tượng bại huyết, sốt.

Con cái có chửa ở tháng thứ 5 - 6, độc tố vi khuẩn tác động đến núm nhau, nhau thai, màng thai và phôi thai gây viêm thủy thũng, hoại tử dẫn đến kết quả con vật bị sảy thai, thai chết lưu.

Con đực viêm thừng dịch hoàn, dịch hoàn giai đoạn đầu viêm tăng sinh, giai đoạn sau teo nhỏ. Số lượng và chất lượng tinh dịch giảm.

Vi khuẩn di chuyển đến khớp gây viêm tăng sinh, có nhiều dịch trong xoang bao khớp, con vật bị sưng khớp.

Con đường truyền lây bệnh sảy thai truyền nhiễm

Con đường truyền lây bệnh sảy thai truyền nhiễm

Triệu chứng

Bệnh sảy thai truyền nhiễm có các triệu chứng trên bò cái, bò đực, dê, cừu, ngựa,... là khác nhau:

1. Bò cái

  • Chủ yếu xảy ra ở những con cái chửa tháng thứ 5 - 7 có trường hợp ở tháng thứ 8.
  • Bò sốt, ít vận động.
  • Triệu chứng giống như gần đẻ, âm đạo phần ngoài sừng, đỏ, có nước nhờn, có tia sữa đầu, có hiện tương sụt mông.
  • Sau 1 - 2 ngày bò sảy thai.
  • Nước ối đục, bẩn, không mùi nhưng lẫn màng nhau mau trắng.
  • Nhau bị viêm dính vào niêm mạc rất khó bóc hoặc bong tróc từng mảng.
  • Bò sau khi sảy thai có thể nhanh chóng trở lại bình thường.
  • Viêm khớp, sưng khớp.

Hình ảnh thai bò bị sảy khi bị bệnh sảy thai truyền nhiễm

Thai bò bị sảy

2. Bò đực

Dịch hoàn sưng to gấp 2 - 3 lần so với bình thường.

  • Sờ tay có cảm giác sưng, nóng. Ấn vào con vật biểu hiện đau đớn.
  • Sau 2-3 ngày dịch hoàn lạnh dần và bắt đầu teo.
  • Số lượng tinh trùng giảm đáng kể, tỷ lệ dị hình tăng cao, tinh dịch chuyển từ màu trắng đục sang màu ánh vàng.
  • Con vật lười vận động, thích nằm hoặc đứng 1 chỗ, bỏ ăn.
  • Viêm khớp, sưng khớp.

3. Dê, cừu

  • Sảy thai. Trước khi sảy thai 1 tuần con vật sốt cao, mệt mỏi, uống nhiều nước, nằm một chỗ, không thích vận động.
  • Viêm âm đạo âm hộ, chảy nhiều dịch nhờn.
  • Cừu đực có triệu chứng giống bò đực.

4. Ngựa

  • Ngựa cái ít hoặc không bị sảy thai.
  • Viêm khớp chủ yếu là khớp cổ, sống lưng, khấu đuôi. Xoang bao khớp to dần lên. Hình thành lỗ dò ở gáy, lưng, khớp khấu đuôi.

5. Người

  • Triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm 2-3 tuần.
  • Triệu chứng không đặc trưng, sốt cách nhật, ớn lạnh, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi đau cơ, đau khớp, người bị suy nhược mất ngủ.

Bệnh tích

Bệnh sảy thai truyền nhiễm có thể lây sang người khi tiếp xúc với dịch tiết của các con vật bệnh vì vậy khi tiến hành mổ khám phải thực hiện trong phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, có trang thiết bị bảo hộ, sát khuẩn, khử trùng đầy đủ.

Con cái bị sảy thai, nước ối bẩn, đục lẫn máu, màng giả. Bọc thai dày lên, núm rốn sưng to. Trường hợp nặng núm nhau sưng to. Toàn bộ bề mặt phôi thai phủ một lớp màu vàng đục. Phôi thai phát triển không bình thường, còi cọc, khi mổ khám gan lách thận của thai bị viêm xuất huyết và hoại tử. Bầu vú con cái, hạch vú viêm sưng, trên bề mặt da mỏng của bầu vú có những điểm hoại tử màu tráng xám. sữa có màu vàng.

Con đực tăng sinh dịch hoàn và thừng dịch hoàn. Giai đoạn sau teo khi mổ khám có những điểm hoại tử lấm chấm. Bao khớp có nhiều dịch đục sánh. Tủy xương nhạt màu, có từng đám hoại tử màu xám tro.

Chẩn đoán

Bệnh sảy thai truyền nhiễm chẩn đoán lâm sàng dựa vào dịch tễ học, triệu chứng bệnh tích.

1. Chẩn đoán vi khuẩn học

  • Lấy bệnh phẩm: sữa, máu, tinh dịch, lách, gan, hạch lympho, nước ôi, bào thai bị sảy.
  • Nhuộm bằng phương pháp Ziehl – Neelsen và Macchiavello.
  • Nuôi cấy và tiêm mầm bệnh cho chuột lang.

2. Chẩn đoán huyết thanh học

  • Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính.
  • Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm
  • Rose Bengal plate
  • Phản ứng kết hợp bổ thể
  • Phản ứng ELISA
  • Phản ứng ngưng kết vòng sữa

3. Chẩn đoán bằng PCR

  • Sử dụng POCKIT iiPCR để chẩn đoán trong vòng 1 - 2 giờ có kết quả chính xác nhất. Đây là phương pháp đang được nhiều trang trại chăn nuôi lớn lựa chọn với các ưu điểm gọn nhẹ - kết quả chính xác - chi phí đầu tư thấp.

Combo POCKIT iiPCR chẩn đoán bệnh trên gia súc, gia cầm

Điều trị

Công tác điều trị tốn kém với thời gian dài, không đem lại hiệu quả kinh tế. Khi vật nuôi mắc bệnh nên tiêu hủy tránh bệnh truyền lây sàng người.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại, sân chơi, máng ăn, máng uống. Phun thuốc sát trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh ngay từ ngoài môi trường.
  • Định kỳ xét nghiệm bệnh với kỹ thuật POCKIT iiPCR để phát hiện những con có bệnh.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh để nâng cao miễn dịch cho toàn đàn.
  • Bổ sung khoáng chất, thuốc bổ, men vi sinh thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho con vật.

=>> Xem thêm : Cách phòng và trị bệnh tiêu chảy ở bò

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên dê

- Bệnh truyền nhiễm ở trâu bò

- Nguyên nhân dê đẻ non

Bình luận, Hỏi đáp

0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm