Chó bị nôn bỏ ăn - Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa

  • 20/02/2020
  • Thời gian đăng: 17:23:10
  • 0 bình luận

Chó bị nôn bỏ ăn khiến người nuôi lo lắng, tình trạng diễn ra phổ biến sẽ để lại những hậu quá khó lường nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị như nào là chuẩn y khoa nhất, hãy cùng HappyVet đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến chó bị nôn bỏ ăn

Một số trường hợp chó bị nôn ra thức ăn do phản ứng tự vệ của cơ thể để tránh những vật gây nguy hiểm đến đường tiêu hóa. Một số trường hợp nặng hơn chó bị nôn ra máu do bị bệnh trong một thời gian dài sẽ khiến việc chữa trị gặp phải nhiều khó khăn. 

HappyVet tổng hợp lại một số nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ ăn uống của chó: Do chủ nhân thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột khiến chó chưa kịp thích nghi với lượng thức ăn mới. Hoặc có thể do loại thức ăn này không phù hợp với hệ tiêu hóa của chúng, khiến chúng khó chịu và nôn mửa ra. Một số loại thức ăn ở người không nên cho chó thử như: Kem, socola, các loại thức ăn có chứa Paracetamol…
  • Do bị tắc nghẽn ruột, dạ dày do vướng ngoại vật: Trường hợp này khá nguy hiểm, bạn nên đưa cún cưng đi khám bác sĩ nhanh chóng để chữa trị kịp thời. 
  • Chó bị nhiễm bệnh: Vấn đề bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở chó. Nếu chó mắc viêm dạ dày cấp tính, bệnh thận, bệnh về gan hay tuyến thượng thận… cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể khó chịu và gây ra nôn mửa. 

Chó bị nôn và tiêu chảy dẫn đến mất sức

Chó bị nôn và tiêu chảy dẫn đến mất sức

Vậy chó bị nôn bỏ ăn có những trường hợp nào cần lưu ý?

Những dấu hiệu dưới đây bạn cần nhận biết sớm để phân biệt chính xác từng loại để có thể chữa trị hiệu quả cho cún cưng. 

  • Chó bị nôn ra bọt vàng: Rất có thể chó đã bị cảm lạnh, viêm phổi hay bị giun nhưng chưa được tẩy. Lúc này mắt chúng sẽ có dấu hiệu bị mờ, có ghèn, khi nôn ra nhiều bọt vàng và có mùi hôi. 
  • Chó bị nôn ra bọt trắng: Với trường hợp này miệng chúng sẽ bị sủi bọt màu trắng đục, nôn mửa toàn nước và có dạng nhầy. Phân có dạng sền sệt, nặng mùi hôi. Bụng do bỏ ăn nên khiến chó rất mệt mỏi và kiệt quệ. 
  • Chó bị nhiễm bệnh: Nếu xảy ra tình huống này bạn cần hết sức lưu ý, nhẹ thì kéo dài 2 đến 3 ngày, còn nặng sẽ khiến chó bị nôn ra máu, bị sốt cao… nên bạn cần dẫn chúng đến gặp bác sỹ để thăm khám và chữa trị ngay. 

Chó bị nôn ra dịch vàng có bọt cần thăm khám bác sỹ ngay

Chó bị nôn ra dịch vàng có bọt cần thăm khám bác sỹ ngay

Chó bị nôn phải làm sao? Cách điều trị chuẩn y khoa bạn nên áp dụng

Có rất nhiều cách để điều trị khi chó gặp phải trường hợp này, nếu trong trường hợp nhẹ và mới bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức và thật bình tĩnh để giải quyết. Còn nếu trong tình trạng nguy hiểm, bạn hãy đưa cún cưng đến khám ngay các bác sĩ để được chữa trị nhanh chóng. 

- Điều trị bằng thuốc

  • Cho chó đến phòng khám thú y: Đây là cách hiệu quả và an toàn nhất vì khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết, chính xác và chữa trị kịp thời. Vì chỉ khi xác định được đúng nguyên nhân việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. 
  • Tự cho chó uống thuốc: Nếu trong điều kiện không cho phép quãng đường đến thăm khám khá xa, bạn cần nắm chắc kiến thức tình trạng chó nôn nguyên nhân do đâu? Các dấu hiệu ra sao để có thể xử lý những thao tác căn bản. Bạn nên trữ sẵn ở nhà các loại thuốc để giải quyết được tình trạng này như: Dimedrol, Promix (giảm sốt cho chó), vitamin B1 và C (bổ sung vitamin cho cún và giảm nôn mửa), hay Ringer Lactat, Glucose (để giúp phục hồi sức khỏe cho chó một cách nhanh chóng nhất)... 

- Chăm sóc chó bị nôn bỏ ăn

Sau khi giảm nôn cho cún hiệu quả bạn vẫn cần chú ý để chăm sóc sức khỏe cho chúng, vì lúc này thể trạng của chúng vẫn rất yếu. Để cún cưng phục hồi nhanh chóng, bạn lưu ý: 

  • Cần tạo một không gian thoáng mát, rộng rãi, thoải mái cho cún cưng để chúng thấy thật dễ chịu, việc này cũng giúp chúng phục hồi sức khỏe nhanh hơn. 
  • Đừng để chó bị lạnh. Do mới ốm dậy nên cơ thể cún cưng vẫn còn rất yếu, nếu chúng nằm ngủ bị run hãy đắp chăn và giữ ấm cho chúng để tránh bị đổ bệnh trở lại. 
  • Thường xuyên vệ sinh cho chó, cả chỗ ở hay không gian chúng thường xuyên sinh hoạt để tránh tiếp xúc với vi khuẩn hay dịch bệnh. 
  • Vấn đề ăn uống cũng cần lưu ý: Cơ thể mới ốm dậy nên những chú chó cần bổ sung thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. 
  • Cần đi tiêm và phòng bệnh định kỳ cho cún cưng: Để giảm nguy cơ chó bị nhiễm bệnh, nhiễm virus và tăng cường sức đề kháng cho chúng thì việc làm này hết sức quan trọng. 

Cần đi tiêm và phòng bệnh định kỳ cho chó để phòng bệnh

Cần đi tiêm và phòng bệnh định kỳ cho chó để phòng bệnh

Nếu ngay khi thấy chó bị nôn bỏ ăn bạn cần xác định nhanh chóng nguyên nhân do đâu để có thể tự xử lý ngay tại nhà, hoặc nếu tình trạng nguy hiểm hãy dẫn chó đến khám bác sỹ thú y ngay. Bạn đừng quên luôn ghé thăm HappyVet để cập nhật liên tục các kiến thức chuẩn y khoa chăm sóc thú cưng nhé! 

=>> Tham khảo ngay: Chó biếng ăn mệt mỏi phải làm sao?

Bình luận, Hỏi đáp

L
Lê Minh Tiến
Nhà nuôi 1 con chó cái đẻ 2 lứa rồi, 14/5 chó nằm im 1 chỗ thụ động nhiều hơn so với bth và ko ăn uống gì tối đó phải đúc sữa cho uống nhưng trong lúc uống nó thở rất nhiều,15/5 sáng ra nó vẫn nằm im,tôi cho nó ít đồ ăn thì nó cũng ăn nhưng ko nhiều sau đó nó có đúc ít sữa thì nó khạc nhổ ra chỗ thức ăn vừa nãy qua 2 ngày quan xác nó hầu như ko tự di chuyển cứ như bị liệt nhưng khi tôi đỡ nó dạy nó tự đứng tự đi đc vài bước rồi nằm xuống.vậy con chó của tôi bị bệnh gì ? Cách chữa trị ra sao ?
Trả lời     22:25:52 PM 15/05/2020
H
Hà mít
Chó poodle hơn 3 tháng tuổi bỏ ăn, thỉnh thoảng kêu ú ú
Trả lời     13:47:29 PM 22/07/2020
0983 600 953 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm