Triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn do E.coli

  • 24/07/2019
  • Thời gian đăng: 10:23:14
  • 0 bình luận

Bệnh sưng phù đầu ở lợn là bệnh nhiễm trùng huyết, gây ra bởi một số chủng E.coli. Bệnh tích đặc trưng gây ra phù thũng dưới niêm mạc dạ dày, màng treo ruột, sưng phù đầu, viêm giác mạc và sưng phù mí mắt. Gây tỷ lệ chết cao từ 50-90%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời.

Dịch tễ học

  • Bệnh sưng phù đầu ở lợn con được Shank mô tả lần đầu vào năm 1938.
  • Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những quốc gia có ngành chăn nuôi lợn công nghiệp. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, hội chứng phù đầu tiêu chảy của lợn xảy ra khá phổ biến, làm chết lợn với tỷ lệ cao (50 - 70%).
  • Bệnh do một số chủng E.Coli gây ra.
  • E.coli không chịu được sức nóng cao giống như các loài vi khuẩn không sinh nha bào khác; 60oC chết sau 30 phút, đun 100oC chết ngay, các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng.
  • Các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng ở điều kiện môi trường bên ngoài.
  • Bệnh sưng phù đầu xảy ra ở lợn con sau cai sữa (từ 30 ngày tuổi trở lên), độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 4 - 12 tuần tuổi.
  • Đặc điểm đặc trưng của bệnh là xảy ra rất nhanh, những con to nhất đàn bị mắc đầu tiên.
  • Tỷ lệ mắc trong đàn trung bình từ 30 - 40% đặc biệt có thể lên đến 80%. Tỷ lệ chết cao từ 50 - 90% cá biệt có những đàn tỷ lệ chết đến 100%.
  • Bệnh xuất hiện nhanh và kết thúc nhanh, quá trình diễn biến của bệnh từ 4 - 14 ngày, trung bình khoảng 1 tuần.
  • Bệnh xảy ra quanh năm, không theo mùa, không phân biệt giới tính hoặc sự khác nhau giữa các giống lợn.
  • Các chủng E.coli gây bệnh truyền từ lợn ốm sang lợn khỏe mạnh qua không khí, thức ăn, nước uống.
  • Lợn ốm bài tiết mầm bệnh ra ngoài theo phân, từ đó qua dụng cụ chăn nuôi, qua không khí, các nhân tố trung gian khác bị ô nhiễm, mầm bệnh xâm nhập vào lợn khỏe và gây bệnh.
  • Khi có một chủng E.coli gây bệnh mới xâm nhập và gây bệnh cho một đàn lợn khỏe, sau 1 - 2 năm phân lập vẫn thu được một số lượng lớn vi khuẩn trong đàn.

Vi khuẩn E.Coli gây bệnh sưng phù đầu ở lợn

Vi khuẩn E.Coli gây bệnh sưng phù đầu ở lợn

Cơ chế sinh bệnh

  • Các serotyp E.coli gây bệnh sưng phù đầu sản sinh ra nội độc tố (Shiga toxin). độc tố dung huyết và EDP (Edema disease principle).
  • Vi khuẩn gây bệnh sưng phù đầu có kháng nguyên O138, O139 và O141; F18ab và F4 sản sinh độc tố Shiga toxin (Stx2e)
  • Từ đường tiêu hóa, nhờ yếu tố bám dinh E.coli tích tụ lại trên niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào hệ thống lympho, hệ tuần hoàn, vi khuẩn theo các huyết quản đến các cơ quan, tổ chức. Ở đây vi khuẩn tiếp tục nhân lên, phá hủy tế bào tổ chức, tiết độc tố toxigenic và verotoxin, hoại tử, gây viêm, tụ huyết và xuất huyết.
  • Các độc tố của vi khuẩn, đặc biệt là EDP tác động đến hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh gây thay đổi tính thấm của thành mạch, tăng huyết áp, mất cơ chế điều chỉnh của luồng máu trong não, làm tổn thưởng mô não gây ra sưng phù và xuất hiện các dấu hiệu thần kinh.

Triệu chứng bệnh phù đầu ở lợn

  • Trong đàn xuất hiện một số lợn chết bất ngờ, không có triệu chứng, những con chết thường là những con lớn, khỏe mạnh trong đàn.
  • Lợn có dấu hiệu thần kinh: mất thăng bằng, đi lảo đảo, ngã, liệt lúc gần chết có hiện tượng co giật bơi chèo.
  • Lợn bị bệnh ít sốt, nếu sốt thân nhiệt cũng không cao, không kéo dài, khi chết thân nhiệt ở mức bình thường hoặc thấp hơn.
  • Hiện tượng tiêu chảy xuất hiện ở ngày thứ 3 - 4, phân lỏng có màu vàng xám hoặc trắng, có chất nhày, lẫn máu, mùi hôi tanh.
  • Hiện tượng phù quan sát được từ ngày thứ 2 - 3, sưng phù mí mắt xuất hiện trước khi có dấu hiệu thần kinh. Sau đó phù mắt, mũi, môi, đầu, mặt và tai.
  • Biểu hiện thần kinh ngày càng nặng, vào giai đoạn cuối, con vật co giật, ho, khó thở. Ở thể quá cấp tính, con vật chết nhanh, trong vòng 6 - 20 giờ. Vật nuôi chết sau 3 - 4 ngày ở thể cấp tính.
  • Có một số lợn khỏi nhưng sau 10 - 15 ngày bệnh tái phát. Lúc này lợn đi không vững, chập chạm đầu nghiêng cao và nghiêng về một bên.

Triệu chứng bệnh phù đầu ở lợn

Triệu chứng bệnh phù đầu ở lợn

Heo bị sưng mắt khi bị bệnh phù đầu

Heo bị sưng mắt khi bị bệnh phù đầu

Bệnh tích

  • Bệnh sưng phù đầu ở lợn: Da đỏ lên ở phần bụng, thâm đen ở vùng tai, 4 chân. Máu đặc thẫm, hạch ruột và hạch bẹn nông sưng.
  • Phù mí mắt, sưng phù dưới da vùng hầu họng.
  • Màng não xuất huyết có hiện thượng phù.
  • Xoang ngực và xoang bụng tích nước.
  • Phù dưới lớp niêm mạc dạ dày, nhất là vùng thượng vị, niêm mạc dạ dày có thể dày lên đến 2cm.
  • Dạ dày chứa đầy thức ăn, nhưng ruột non trống rỗng.
  • Phù màng treo ruột đoạn kết tràng là bệnh tích rất điển hình của bệnh phù thũng.
  • Ngoài ra còn thấy phù ở vành tim, tim nhão, xoang bao tim tích thanh dịch. Dịch phù là huyết thanh và fibrin.
  • Gan sưng xuất huyết, sung huyết, túi mật căng.
  • Viêm phổi và màng phổi, thận và lách sưng tụ máu hoặc xuất huyết.

Lợn bị bệnh sưng phù đầu dưới da

Lợn bị e coli sưng phù đầu

Chẩn đoán lợn bị E.coli sưng phù đầu

  • Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng. Nhưng rất khó phân biệt với bệnh giả dại hoặc viêm não.
  • Chẩn đoán phi lâm sàng sử dụng phản ứng IMViC, kỹ thuật iiPCR cho kết quả chính xác nhất để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Combo Pokit PCR sử dụng trong chẩn đoán bệnh sưng phù đầu ở lợn
Combo Pockit PCR sử dụng trong chẩn đoán bệnh sưng phù đầu ở lợn

Phương pháp phòng bệnh

  • Khi bệnh sưng phù đầu ở lợn xuất hiện trong đàn, người nuôi cần phải ngăn chặn sự phát triển của E.coli trong đường ruột bằng cách trộn kháng sinh vào khẩu phần ăn trong 2 - 3 tuần sau cai sữa. Các loại kháng sinh sử dụng: Colistin, Fluoroquinolines. Tuy nhiên cần thay đổi kháng sinh, sử dụng đúng liệu trình để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
  • Một số chế phẩm sinh học gồm các acid hữu cơ và vô cơ trộn vào thức ăn giúp hạn chế sự nhân lên gây bệnh của vi khuẩn E.coli.
  • Chăm sóc quản lý tốt, hạn chế các yếu tố gây stress cho con vật.
  • Phun sát trùng chuồng nuôi định kỳ.
  • Tập ăn cho lợn sớm trước khi cai sữa để tạo điều kiện cho cơ thể thích ứng với thức ăn sau này.
  • Tiêm vacxin sưng phù đầu cho lợn mẹ 5 tuần trước khi đẻ và lợn con giai đoạn 14 ngày tuổi, sau 7 - 10 ngày tiêm nhắc lại.

Triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh từ chuyên gia

Phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn

  • Điều trị lợn bị sưng phù đầu bằng việc sử dụng kháng thể đặc trị bệnh sưng phù đầu ở lợn do E.coli cho uống hoặc tiêm xoang phúc mạc với liều 1 - 2ml/kg thể trọng.
  • Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn kế phát: Colistin, Neomycin, ….
  • Bổ sung vitamin B1, vitamin C, Vitamin K, giảm viêm Dexamethazone.
  • Giảm ăn, hoặc cho con vật nhịn ăn.
  • Cách ly những con bệnh, hạn chế các yếu tố gây stress cho con vật.

HappyVet khuyến khích người chăn nuôi ứng dụng kỹ thuật iiPCR (PCR đẳng nhiệt tại một điểm) trong việc xét nghiệm bệnh trên lợn, nhằm phát hiện sớm mầm bệnh sưng phù đầu ở lợn để có biện pháp điều trị hiệu quả.

=>>> THAM KHẢO NGAY :

Tìm kiếm liên quan:

- Bệnh sưng phù đầu ở gà

Bình luận, Hỏi đáp

M
Minh
Bệnh sưng phù đầu ở lợn này chẩn đoán iiPCR cho kết quả bao nhiêu lâu?
Trả lời     17:38:05 PM 29/08/2019
Q
Quản Trị Viên Quản trị viên
Chào anh! Với phương pháp iiPCR sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh sưng phù đầu ở lợn trong vòng từ 1 - 2 giờ đồng hồ ạ. Thông tin đến anh.
Trả lời     18:29:25 PM 29/08/2019
T
Thất
Nếu lợn bị phù đầu thì lên tiem loại thuốc nào để khỏi bệnh
Trả lời     20:58:16 PM 16/08/2020
0826 020 020 khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm